Bắt Đầu Sản Xuất Dầu Cá Cao Cấp Ranee

Ngày 4/8, Tập đoàn Sao Mai An Giang tổ chức lễ phát lệnh sản xuất dầu cá cao cấp Ranee và ra mắt Ban Giám đốc Công ty cổ phần dầu cá Châu Á.
Đây là dây chuyền sản xuất được Tập đoàn Sao Mai An Giang đầu tư trên lĩnh vực chế biến dầu cá tiêu dùng. Dây chuyền này xây dựng tại Nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai thuộc xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Nhà máy được đầu tư các thiết bị, công nghệ hiện đại, nhập khẩu từ Châu Âu, với tổng diện tích gần 4ha, công suất giai đoạn 1 là 100 tấn nguyên liệu/ngày, tổng giá trị đầu tư gần 500 tỷ đồng.
Việc nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai ra đời là mắc xích quan trọng trong việc khép kín chuỗi nuôi trồng và chế biến cá tra, basa xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể bạn quan tâm

Đến ngày 31.12.2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.

Toàn huyện Cao Phong (Hòa Bình) có 900ha cam, trong đó có trên 500ha cam kinh doanh cho sản lượng khoảng trên 16.000 tấn.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại các trang trại, lợn hơi có giá 34.000 đ/kg, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ có thể bán được với giá 31.000-33.000 đ/kg.

Tại chợ đầu mối, sau khi bốc dỡ sang các thùng xốp và sọt tre Việt Nam, cam Trung Quốc được xếp vào gian hàng, lên bảng giá và "biến hình" khi vào chợ lẻ.

Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.