Bất Cập Trong Miễn Giảm Thủy Lợi Phí

Bất cập
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy lợi, hơn 4 năm thực hiện việc miễn giảm thủy lợi phí theo NĐ 115, chính sách này không chỉ góp phần giảm chi phí đóng góp của người nông dân từ 5 - 10% mà còn đem lại nhiều hiệu quả tích cực khác. Cụ thể, diện tích tưới tiêu chủ động của các địa phương tăng lên bình quân 4 - 10%. Chính sách này còn giúp cho các HTX Nông nghiệp hoạt động mạnh mẽ trở lại, tạo nguồn kinh phí cho các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) chủ động trong sản xuất…
Tuy nhiên bên cạnh đó, chính sách này vẫn còn bộc lộ không ít bất cập như nhiều công trình thủy lợi xuống cấp nhanh do không được bảo dưỡng kịp thời, đối tượng thụ hưởng chính sách chưa được đề cập đầy đủ dẫn đến khó khăn cho việc thanh toán".
Cùng với đó, mức thu thuỷ lợi phí hiện còn nhiều điểm bất hợp lý. Cụ thể, việc lấy mức quy định của Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ làm cơ sở tính toán, trên cơ sở đó nhân với hệ số trượt giá (2,31 lần) để xác định mức thu quy định của NĐ 115 là không phù hợp thực tế. Với mức này, các vùng miền núi sẽ gặp nhiều khó khăn do việc quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn rộng, chi phí quản lý, vận hành công trình cao nhưng mức thu quy định thấp, do vậy mức cấp bù rất thấp.
Miễn trực tiếp cho người dân
Trước những bất cập trên, nhiều địa phương cho rằng cần sớm sửa đổi NĐ 115 cho phù hợp với thực tế như điều chỉnh mức thu thủy lợi phí theo trượt giá của từng giai đoạn hay mức thu phải đáp ứng chi phí tối thiểu của doanh nghiệp để đảm bảo duy tu, bảo dưỡng công trình… Đặc biệt, cần làm rõ hơn đối tượng được hưởng miễn thủy lợi phí. Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho biết, NĐ 115 chỉ miễn thủy lợi phí cho những công trình có vốn đầy tư của Nhà nước hay tổ chức kinh doanh đứng ra đầu tư. Tuy nhiên, huyện Đan Phượng có khoảng 300ha thuộc vùng bãi sông Hồng, không có các công trình thủy lợi, người dân phải tự đầu tư hệ thống tưới tiêu nhưng lại không được hỗ trợ. Do đó cần được bổ sung đối tượng này vào diện miễn thủy lợi phí.
Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi), hiện nay việc miễn thủy lợi phí thông qua cấp ngân sách trực tiếp cho các tổ chức quản lý KTCTTL không hiệu quả, không gắn được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ công trình và giám sát việc sử dụng kinh phí Nhà nước. Do đó, nên miễn trực tiếp cho người dân, tức là Nhà nước cấp kinh phí cho người dân căn cứ vào nghiệm thu hợp đồng, hóa đơn giữa người dân với đơn vị cấp nước.
Đồng tình quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học nhấn mạnh, công trình thủy lợi có đặc thù là trải trên diện rộng, nếu không có sự tham gia của người dân thì rất khó có thể quản lý tốt. Quan điểm của Bộ NN&PTNT là phân cấp mạnh cho các địa phương và người dân để gắn quyền lợi và trách nhiệm trong chính sách miễn thủy lợi phí. Trong đó, định hướng là thành lập các Hội dùng nước để người dân tham gia giám sát, quản lý những trạm bơm, hồ chứa nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành một số Thông tư hướng dẫn và đề nghị Chính phủ chỉnh sửa lại NĐ115.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 1.4, Tổ dự án nuôi ghẹ xanh trên biển do Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn chủ trì, đã thả trên 6.000 con ghẹ xanh giống để nuôi tại khu vực đảo Hòn Khô - Nhơn Hải (nuôi bằng hình thức thả đăng, ảnh).

Sáng nay (2.4), tại thành phố Tuy Hòa, diễn đàn “tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến khai thác, thu mua, chế biến và thiêu thụ cá ngừ. Đây là cơ hội để ngư dân nêu lên những bất cập trong nghề khai thác cá ngừ hiện nay.

Xã Minh Thanh (Sơn Dương) có diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Nhân dân đã tập trung phát triển kinh tế rừng, thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, coi đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương..

Thực hiện kế hoạch tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa các nông hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ thành một cánh đồng lớn, thời gian qua, tại huyện Chư Jút và Krông Nô, việc triển khai theo mô hình này đã đạt được những kết quả bước đầu.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm.