Bất Cập Trong Miễn Giảm Thủy Lợi Phí

Bất cập
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy lợi, hơn 4 năm thực hiện việc miễn giảm thủy lợi phí theo NĐ 115, chính sách này không chỉ góp phần giảm chi phí đóng góp của người nông dân từ 5 - 10% mà còn đem lại nhiều hiệu quả tích cực khác. Cụ thể, diện tích tưới tiêu chủ động của các địa phương tăng lên bình quân 4 - 10%. Chính sách này còn giúp cho các HTX Nông nghiệp hoạt động mạnh mẽ trở lại, tạo nguồn kinh phí cho các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) chủ động trong sản xuất…
Tuy nhiên bên cạnh đó, chính sách này vẫn còn bộc lộ không ít bất cập như nhiều công trình thủy lợi xuống cấp nhanh do không được bảo dưỡng kịp thời, đối tượng thụ hưởng chính sách chưa được đề cập đầy đủ dẫn đến khó khăn cho việc thanh toán".
Cùng với đó, mức thu thuỷ lợi phí hiện còn nhiều điểm bất hợp lý. Cụ thể, việc lấy mức quy định của Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ làm cơ sở tính toán, trên cơ sở đó nhân với hệ số trượt giá (2,31 lần) để xác định mức thu quy định của NĐ 115 là không phù hợp thực tế. Với mức này, các vùng miền núi sẽ gặp nhiều khó khăn do việc quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn rộng, chi phí quản lý, vận hành công trình cao nhưng mức thu quy định thấp, do vậy mức cấp bù rất thấp.
Miễn trực tiếp cho người dân
Trước những bất cập trên, nhiều địa phương cho rằng cần sớm sửa đổi NĐ 115 cho phù hợp với thực tế như điều chỉnh mức thu thủy lợi phí theo trượt giá của từng giai đoạn hay mức thu phải đáp ứng chi phí tối thiểu của doanh nghiệp để đảm bảo duy tu, bảo dưỡng công trình… Đặc biệt, cần làm rõ hơn đối tượng được hưởng miễn thủy lợi phí. Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho biết, NĐ 115 chỉ miễn thủy lợi phí cho những công trình có vốn đầy tư của Nhà nước hay tổ chức kinh doanh đứng ra đầu tư. Tuy nhiên, huyện Đan Phượng có khoảng 300ha thuộc vùng bãi sông Hồng, không có các công trình thủy lợi, người dân phải tự đầu tư hệ thống tưới tiêu nhưng lại không được hỗ trợ. Do đó cần được bổ sung đối tượng này vào diện miễn thủy lợi phí.
Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi), hiện nay việc miễn thủy lợi phí thông qua cấp ngân sách trực tiếp cho các tổ chức quản lý KTCTTL không hiệu quả, không gắn được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ công trình và giám sát việc sử dụng kinh phí Nhà nước. Do đó, nên miễn trực tiếp cho người dân, tức là Nhà nước cấp kinh phí cho người dân căn cứ vào nghiệm thu hợp đồng, hóa đơn giữa người dân với đơn vị cấp nước.
Đồng tình quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học nhấn mạnh, công trình thủy lợi có đặc thù là trải trên diện rộng, nếu không có sự tham gia của người dân thì rất khó có thể quản lý tốt. Quan điểm của Bộ NN&PTNT là phân cấp mạnh cho các địa phương và người dân để gắn quyền lợi và trách nhiệm trong chính sách miễn thủy lợi phí. Trong đó, định hướng là thành lập các Hội dùng nước để người dân tham gia giám sát, quản lý những trạm bơm, hồ chứa nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành một số Thông tư hướng dẫn và đề nghị Chính phủ chỉnh sửa lại NĐ115.
Có thể bạn quan tâm

Anh Thái Minh Tân, Bí thư xã Tân Khánh Trung - nơi đang trồng hơn 200ha cam các loại, trong đó hơn 50% diện tích trồng cam xoàn - cho biết, hiện tại địa phương, cây cam xoàn đang phát triển mạnh, và thu hoạch sau 2-3 năm. Đây là loại cây dễ trồng nếu được chăm sóc kỹ.

Nổi bật là mô hình trồng mới 30 ha bưởi đặc sản Bạch Đằng với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng, có 118 hộ tham gia; dự án vườn bưởi công nghệ cao diện tích 15 ha, kinh phí đầu tư gần 1 tỷ đồng, có 15 hộ tham gia; dự án trồng bưởi theo hướng VietGAP, kinh phí 500 triệu đồng, có 5 hộ tham gia...

Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Phú Giáo vừa tổ chức giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh ủy thác năm 2014.

Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.

Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.