Bắt 10 Vụ Khai Thác Và Vận Chuyển Trái Phép Hơn 34 Tấn Sò Lông Trong Thời Gian Cấm Khai Thác

Theo Thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7, tỉnh sẽ cấm hoạt động khai thác, thu mua vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị cạn kiệt.
Nhưng vì lợi nhuận trước mắt một số bà con vẫn cố tình khai thác hải sản non, hải sản trong thời gian sinh sản. Vào lúc 16h ngày 8/5/2014 tại khu vực xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam xe tải mang biển số 86C- 00399 bị lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản và Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Thuận bắt quả tang và lập biên bản khi đang bốc xếp một số lượng lớn sò lông. Trên xe có chứa 23 bao tải sò lông với kích cỡ 30-35cm với khối lượng 4.500kg, số sò lông này được đưa vào TP. HCM để tiêu thụ.
Cùng thời gian này, ngày 7/5/2014 tại số nhà D29- Khu Dân cư Tam Biên thuộc phường Phú Thủy, Tp. Phan Thiết. Vào lúc 17h10 Đội Cảnh sát môi trường tiến hành kiểm tra bắt quả tang toàn bộ 30 bao sò lông khi đang được bốc vác lên xe tải mang biển số 79C- 04307 do Ông Huỳnh Thế Bình làm tài xế, theo lời khai của Ông Bình 4.150kg sò lông này sẽ được vận chuyển về huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ.
Được biết từ lúc có thông báo cấm lặn cho đến nay, đội thanh tra chuyên ngành thủy sản phối hợp với Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Thuận đã bắt được 10 vụ khai thác và vận chuyển trái phép hơn 34 tấn sò lông và các loại, theo điều 28 khoản 02 điểm D của Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ sẽ phạt tiền ở mức cao nhất từ 10 – 20 triệu đồng đồng thời tịch thu toàn bộ tang vật.
Có thể bạn quan tâm

Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.

Nông dân các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi ếch Thái thương phẩm mang lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng/hộ.

Đây là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh và ít tốn công chăm sóc, thời gian từ khi trồng cho đến thu hoạch khoảng 18 tháng, cây lại cho trái quanh năm.

Kết quả khảo sát, đánh giá “Phương pháp ghép chồi cho cây điều” (còn gọi là ghép cải tạo vườn điều) vừa được các chuyên gia khẳng định cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần vườn điều không cải tạo.

Trong những năm gần đây, dịch bệnh chết nhanh, chết chậm, thối rễ, rụng lông cây hồ tiêu xảy ra trên diện rộng, làm giảm đáng kể năng suất, sản lượng và độ chắc, hương vị của hạt tiêu.