Bắp Non Và Mè Đen Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

UBND huyện Tri Tôn (An Giang) và các ngành chuyên môn của huyện vừa đến thị sát quá trình thu hoạch bắp non và kiểm tra việc chuyển đổi mô hình trồng mè tại các xã Cô Tô, Ô Lâm và An Tức (huyện Tri Tôn).
Đối với mô hình bắp thu trái non, diện tích trồng thử nghiệm 5,4 héc-ta đất ruộng trên, được Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) cấp giống và thu mua sản phẩm. Ông Chau Om, 1 trong 20 hộ trồng thí điểm bắp ở xã Cô Tô, cho biết: Sau 45 ngày xuống giống, 4 công bắp non của ông cho thu hoạch, lợi nhuận thu được 1,6 triệu đồng/công (1.000m2).
Đối với mô hình trồng mè đen, diện tích thử nghiệm là 5 héc-ta, sử dụng giống ADP1, năng suất thu hoạch đạt trên 100 kg/công, cao hơn 20% so với giống mè địa phương. Giá mè hiện nay được 2 công ty ở thị xã Tân Châu và huyện Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) bao tiêu từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, lợi nhuận gấp đôi so với trồng lúa.
Những hộ tham gia mô hình trồng bắp thu trái non, huyện hỗ trợ vay vốn ưu đãi để chăn nuôi bò tận dụng nguồn thức ăn là cây bắp và vỏ trái bắp để tăng thêm thu nhập. Huyện cũng hỗ trợ và khuyến khích các hộ trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang mô hình trồng màu hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.

Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.

Dịch lợn tai xanh đã và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh miền Trung, nhất là tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm.