Bắp Non Và Mè Đen Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

UBND huyện Tri Tôn (An Giang) và các ngành chuyên môn của huyện vừa đến thị sát quá trình thu hoạch bắp non và kiểm tra việc chuyển đổi mô hình trồng mè tại các xã Cô Tô, Ô Lâm và An Tức (huyện Tri Tôn).
Đối với mô hình bắp thu trái non, diện tích trồng thử nghiệm 5,4 héc-ta đất ruộng trên, được Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) cấp giống và thu mua sản phẩm. Ông Chau Om, 1 trong 20 hộ trồng thí điểm bắp ở xã Cô Tô, cho biết: Sau 45 ngày xuống giống, 4 công bắp non của ông cho thu hoạch, lợi nhuận thu được 1,6 triệu đồng/công (1.000m2).
Đối với mô hình trồng mè đen, diện tích thử nghiệm là 5 héc-ta, sử dụng giống ADP1, năng suất thu hoạch đạt trên 100 kg/công, cao hơn 20% so với giống mè địa phương. Giá mè hiện nay được 2 công ty ở thị xã Tân Châu và huyện Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) bao tiêu từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, lợi nhuận gấp đôi so với trồng lúa.
Những hộ tham gia mô hình trồng bắp thu trái non, huyện hỗ trợ vay vốn ưu đãi để chăn nuôi bò tận dụng nguồn thức ăn là cây bắp và vỏ trái bắp để tăng thêm thu nhập. Huyện cũng hỗ trợ và khuyến khích các hộ trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang mô hình trồng màu hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Đến thời điểm này, vụ vải thiều năm 2014 đã kết thúc. Theo tổng hợp của ngành chức năng, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 191 nghìn tấn, tăng hơn 60 nghìn tấn so với năm 2013.