Bắp lai SSC 2095 chịu hạn
* Giống bắp thích ứng biến đổi khí hậu
Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) là một trong những doanh nghiệp ngành giống được chứng nhận là Doanh nghiệp KHCN khá sớm trong làng giống cây trồng Việt Nam.
Hàng loạt các sản phẩm mang tính KHCN cao được ra đời. SSC có đầy đủ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất bố trí rộng khắp đất nước để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Tại Trung tâm Giống (SRC) của SSC, với diện tích 70 ha, chủ yếu tập trung đầu tư cho hoạt động nghiên cứu các sản phẩm bắp lai, hứa hẹn sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm bắp mới, đáp ứng cả về nhu cầu chất lượng cũng như thị hiếu tiêu dùng của người nông dân.
Với định hướng nhằm đưa ra các sản phẩm vừa có khả năng chịu hạn, vừa có TGST ngắn, thích hợp bố trí cho những vùng 3 vụ/năm và đối phó với xu hướng biến đổi khí hậu, giống ngô lai SSC 2095 là sản phẩm do đội ngũ chuyên gia của SSC nghiên cứu và chọn tạo đã đáp ứng được các tiêu chí trên.
SSC phối hợp với các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ tổ chức nhiều mô hình trình diễn, hội thảo nhằm đánh giá khả năng thích ứng của sản phẩm này qua rất nhiều vụ SX.
Kết quả đánh giá từ những nhà chuyên môn cũng như thông tin phản hồi từ hệ thống phân phối và bà con nông dân thì SSC 2095 thể hiện ưu thế vượt trội so với những giống bắp khác.
Với ưu thế ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 83 - 87 ngày và khả năng chịu hạn rất tốt nên sản phẩm này giải quyết được bài toán cho những khu vực có áp lực lớn về tính thời vụ và đối phó với hiện tượng El Nino.
Lại thêm một ưu điểm nữa giúp bà con nông dân khu vực miền Trung mạnh dạn trong việc chọn lựa SSC 2095, đó chính là khả năng chống đổ ngã cực tốt vì trong vụ HT khu vực này thường có những trận mưa rào kèm theo gió nên ưu thế thấp cây, bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh là yếu tố quan trọng trong việc chọn lựa của bà con.
Năng suất và thị hiếu là hai yếu tố then chốt để xác định hiệu quả kinh tế cuối cùng của một giống cây trồng, SSC 2095 lại là giống bắp lai đáp ứng tốt yêu cầu này.
Qua báo cáo của các cơ quan nông nghiệp của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Gia Lai, Bình Thuận, Đồng Nai… thì năng suất bình quân của giống này đạt từ 7 - 8 tấn/ha, tiềm năng có thể đạt 10 - 11 tấn/ha.
Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.
Vụ HT đang bước vào giai đoạn nước rút, trong tình hình tại nhiều nơi của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ có xu hướng hạn hán kéo dài và thiếu nước tưới thì SSC 2095 là sự lựa chọn tối ưu cho một vụ mùa hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.

Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Trong tháng 2/2014, nông dân đã thả nuôi vụ tôm mới trên diện tích hơn 30.620ha. Trong đó, nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp hơn 1.030ha, còn lại là thả nuôi với các hình thức khác như: quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng...

Trong quá trình tìm hiểu vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu tại chỗ và cho hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Công Minh (Bình An, Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã chọn nuôi gà Đông Tảo (còn gọi là gà Đông Cảo).