Bắp, Đậu Nành Sản Xuất Trong Nước Giảm, Nhập Khẩu Tăng Mạnh

Năm 2014, lượng đậu nành (đậu tương), bắp (ngô) nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh. Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nhập nguyên liệu để dự trữ cho hoạt động sản xuất trong năm 2015.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cả năm 2014 Việt Nam đã nhập hơn 4,6 triệu tấn bắp, giá trị 1,2 tỉ đô la Mỹ, tăng gấp 2,11 lần về lượng và gần 1,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Ba thị trường cung cấp chính là Brazil với hơn 55%, tiếp đến là Ấn Độ là gần 15% và Argentina là hơn 8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả năm.
Riêng mặt hàng đậu nành có lượng nhập khẩu 1,56 triệu tấn, giá trị 913 triệu đô la Mỹ, tăng 20,5% về lượng và gần 12% về giá trị so với cùng kỳ.
Theo ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, năm nào cũng vậy, khi giá những mặt hàng như bắp, đậu nành giảm xuống thấp, các doanh nghiệp sẽ nhập số lượng lớn để trữ lại cho những tháng sản xuất tiếp theo.
Ông Bình cho biết, khoảng giữa năm 2014, giá bắp trên thị trường có lúc xuống mức 200 đô la Mỹ/tấn, thấp nhất trong nhiều năm, vì thế nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ký hợp đồng mua với số lượng lớn. Nhưng sau đó, khi giá bắp trên thị trường tăng trở lại, bên bán đã tìm cách "xù hợp đồng" vì nếu giao hàng sẽ bị thua lỗ.
"Để tránh bị phía các nhà xuất khẩu không giao hàng nên hiện nay nhiều doanh nghiệp cho cách mua ngắn hạn, tức là mua hàng vào tháng trước nhận hàng vào tháng sau thay vì mua giao xa như trước", ông Bình nói.
Thống kê của Bộ NN &PTNT cho thấy, năm 2014, diện tích gieo trồng đậu nành trên cả nước đạt 111.200 héc ta, giảm 6.000 héc ta; năng suất bình quân đạt 14,3 tạ/héc ta, giảm 0,1 tạ/héc ta, do đó sản lượng ước đạt 160 ngàn tấn, giảm 4,5% so với năm 2013.
Diện tích trồng bắp tuy tăng lên nhưng năng suất lại giảm. Cụ thể, trong năm 2014, tổng diện tích trồng bắp của cả nước là 1.189.000 héc ta, tăng 8.500 héc ta, năng suất trung bình đạt 44 tạ/héc ta, giảm 0,8% so với năm 2013.
Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, lâu nay sản lượng bắp và đậu nành trong nước đã không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nay thì sản lượng lại giảm trong khi tổng đàn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng nên nguồn cung nguyên liệu trong nước càng thiếu hụt phải nhập khẩu nhiều để bù lại.
Theo Tổng cục Thống kê, tính thời điểm 1-10-2014 tổng đàn bò của cả nước là 5,24 triệu con, tăng 1,5%, đàn heo là 26,8 triệu con tăng gần 2%, còn đàn gia cầm là 327,7 triệu con, tăng gần 3,2% so với năm 2013. Đối với thủy sản nuôi gồm cá tra, tôm (sú và thẻ chân trắng, hải sản…) là gần 3,4 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ nuôi con gà, con lợn, trồng trọt hay thả cá, nhưng đã có không ít nông dân đã trở thành những tỷ phú, thậm chí là “đại gia”. Suốt gần 1 năm phát động và tổ chức, Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ 2, đã có rất nhiều “đại gia” nông dân xuất hiện trên Báo Nông Thôn Ngày Nay.

Mới đây, huyện Đơn Dương đã chính thức được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM) của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Nguyên.

Từ vốn vay hỗ trợ lãi suất làm nông nghiệp đô thị của TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo bãi hoang ven sông Sài Gòn để trồng hoa lan.

Từ con số 902 trang trại năm 2010, đến nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại vì lý do không đạt hai tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NNPTNT, 876 trang trại theo tiêu chí cũ bị loại bỏ, hàng loạt nông dân muốn thành lập trang trại nhưng vấp phải tiêu chí nên đành dở dang mơ ước.

“Sản xuất phân bón giả, kém chất lượng ngày càng tinh vi, liều lĩnh”- ông Đỗ Thanh Lam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhận định tại “Hội nghị tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống phân bón giả, kém chất lượng” tổ chức tại Thanh Hoá mới đây.