Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng

Những ruộng rau bắp cải xanh tươi, chắc mập, có vị ngọt đậm... phát triển tốt ở vùng khí hậu lạnh của xã Sảng Tủng (Đồng Văn) đem về thu nhập khá cho rất nhiều hộ đồng bào người Mông.
Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.
Đặc biệt, bắp cải là cây trồng rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở xã, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cây bắp cải ở đây có thể trồng từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau.
Người trồng rau bắp cải ở đây cũng khẳng định, đây là một cây trồng cho thu nhập tốt. Đến thăm thôn Séo Lủng B, nơi có diện tích trồng rau bắp cải lớn nhất xã với diện tích 20 ha; chị Sùng Thị Dính, một hộ trồng rau cho biết: “nhà tôi có diện tích 0,4 ha trồng rau bắp cải được 2 vụ rồi.
Cây rau này dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, sau vài tháng là có thể bán được; vụ trước nhà tôi thu về được khoảng 25 triệu đồng từ tiền bán rau bắp cải. Hiện giá bán tại vườn là 7.000đ/kg, mang ra chợ bán thì có giá từ 12 – 15.000đ/kg”.
Được biết, thị trường tiêu thụ rau bắp cải khá lớn do chất lượng của rau ngon, có mùi vị đậm đà riêng biệt. Anh Giàng Sáu Và, thôn Séo Lủng B, chia sẻ: “Nhà tôi có diện tích 0,3 ha trồng rau bắp cải, với giá bán hiện tại thì ước tính có thu nhập khoảng hơn 20 triệu đồng/vụ. Bây giờ, việc buôn bán khá thuận lợi do có thương lái đến tận nhà thu mua. Ngoài ra, nhà tôi còn mang đi bán tại các phiên chợ ở Đồng Văn, người mua rất thích rau bắp cải trồng ở đây vì rau sạch và ngon”.
Trồng rau vụ Đông ngày càng được người dân ở xã quan tâm, không chỉ do nhìn thấy lợi ích từ cây rau vụ Đông mang lại qua các hộ trồng rau trước mà còn nhờ sự quan tâm của chính quyền xã trong việc định hướng, tuyên truyền cho người dân về thực hiện trồng cây vụ Đông làm tăng giá trị sử dụng đất.
Chủ tịch UBND xã Sảng Tủng, Lầu Mí Chơ, cho biết: “xã bắt đầu triển khai trồng rau vụ Đông từ năm 2011 đến nay, xã đã phân công cho cán bộ đi vào thôn tuyên truyền cho nhân dân hiểu về lợi ích khi trồng rau, cùng hỗ trợ của Nhà nước như Chương trình 30a hỗ trợ giống bắp cải chính vụ là 30 triệu đồng, trái vụ là 9 triệu đồng. Nhờ đó, diện tích rau bắp cải được nhân rộng ra 7 thôn với tổng diện tích là 40 ha, tăng 2 lần so với năm trước.
Được biết, hiện thị trường tiêu thụ rau rất tốt, các hộ chuyên cung cấp cho các nhà hàng, chợ, trường học ở trên địa bàn huyện Đồng Văn và một số chợ khác ở Mèo Vạc, Yên Minh. Qua khảo sát, các hộ trồng rau đều có thu nhập trung bình khoảng 40.000.000đ/vụ.
Đến nay, người dân đã tự giác trồng rau vụ Đông, xã không còn phải đi tuyên truyền như trước nữa do nhìn thấy giá trị của cây vụ Đông mang lại còn lớn hơn cả vụ chính. Năm tới, xã có hướng triển khai thêm các diện tích rau trái vụ, vận động người dân chọn ra những diện tích đất tốt để chuyên canh trồng rau”.
Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32421&CatID=150&MN=26
Có thể bạn quan tâm

Là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh cao, hằng năm sản xuất một sản lượng lớn lương thực, rau quả và sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nông sản tỉnh ta đã được tiêu thụ ở các thị trường trong nước và xuất khẩu.

Những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là một biện pháp hữu hiệu tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn GSGC; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo vệ chăn nuôi.

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.

Sự ra đời của Nghị định số 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ không chỉ làm nức lòng bà con ngư dân, mà đây thật sự là cú huých để ngành thủy sản phát triển. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn còn băn khoăn liệu mình có nằm trong diện được tiếp cận nguồn vốn này.