Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng

Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng
Ngày đăng: 17/11/2014

Những ruộng rau bắp cải xanh tươi, chắc mập, có vị ngọt đậm... phát triển tốt ở vùng khí hậu lạnh của xã Sảng Tủng (Đồng Văn) đem về thu nhập khá cho rất nhiều hộ đồng bào người Mông.

Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.

Đặc biệt, bắp cải là cây trồng rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở xã, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cây bắp cải ở đây có thể trồng từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau.

Người trồng rau bắp cải ở đây cũng khẳng định, đây là một cây trồng cho thu nhập tốt. Đến thăm thôn Séo Lủng B, nơi có diện tích trồng rau bắp cải lớn nhất xã với diện tích 20 ha; chị Sùng Thị Dính, một hộ trồng rau cho biết: “nhà tôi có diện tích 0,4 ha trồng rau bắp cải được 2 vụ rồi.

Cây rau này dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, sau vài tháng là có thể bán được; vụ trước nhà tôi thu về được khoảng 25 triệu đồng từ tiền bán rau bắp cải. Hiện giá bán tại vườn là 7.000đ/kg, mang ra chợ bán thì có giá từ 12 – 15.000đ/kg”.

Được biết, thị trường tiêu thụ rau bắp cải khá lớn do chất lượng của rau ngon, có mùi vị đậm đà riêng biệt. Anh Giàng Sáu Và, thôn Séo Lủng B, chia sẻ: “Nhà tôi có diện tích 0,3 ha trồng rau bắp cải, với giá bán hiện tại thì ước tính có thu nhập khoảng hơn 20 triệu đồng/vụ. Bây giờ, việc buôn bán khá thuận lợi do có thương lái đến tận nhà thu mua. Ngoài ra, nhà tôi còn mang đi bán tại các phiên chợ ở Đồng Văn, người mua rất thích rau bắp cải trồng ở đây vì rau sạch và ngon”.

Trồng rau vụ Đông ngày càng được người dân ở xã quan tâm, không chỉ do nhìn thấy lợi ích từ cây rau vụ Đông mang lại qua các hộ trồng rau trước mà còn nhờ sự quan tâm của chính quyền xã trong việc định hướng, tuyên truyền cho người dân về thực hiện trồng cây vụ Đông làm tăng giá trị sử dụng đất.

Chủ tịch UBND xã Sảng Tủng, Lầu Mí Chơ, cho biết: “xã bắt đầu triển khai trồng rau vụ Đông từ năm 2011 đến nay, xã đã phân công cho cán bộ đi vào thôn tuyên truyền cho nhân dân hiểu về lợi ích khi trồng rau, cùng hỗ trợ của Nhà nước như Chương trình 30a hỗ trợ giống bắp cải chính vụ là 30 triệu đồng, trái vụ là 9 triệu đồng. Nhờ đó, diện tích rau bắp cải được nhân rộng ra 7 thôn với tổng diện tích là 40 ha, tăng 2 lần so với năm trước.

Được biết, hiện thị trường tiêu thụ rau rất tốt, các hộ chuyên cung cấp cho các nhà hàng, chợ, trường học ở trên địa bàn huyện Đồng Văn và một số chợ khác ở Mèo Vạc, Yên Minh. Qua khảo sát, các hộ trồng rau đều có thu nhập trung bình khoảng 40.000.000đ/vụ.

Đến nay, người dân đã tự giác trồng rau vụ Đông, xã không còn phải đi tuyên truyền như trước nữa do nhìn thấy giá trị của cây vụ Đông mang lại còn lớn hơn cả vụ chính. Năm tới, xã có hướng triển khai thêm các diện tích rau trái vụ, vận động người dân chọn ra những diện tích đất tốt để chuyên canh trồng rau”.

Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32421&CatID=150&MN=26


Có thể bạn quan tâm

Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

25/07/2013
Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).

27/05/2013
Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi

Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

16/07/2012
Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

16/07/2012
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đại Trà, Ngành Chức Năng Khó Kiểm Soát Ở Cà Mau Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đại Trà, Ngành Chức Năng Khó Kiểm Soát Ở Cà Mau

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

27/05/2013