Bấp Bênh Nghề Nuôi Thỏ

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ. Hộ ít nhất cũng dư được 3 triệu đồng, hộ nhiều nhất cũng vài chục triệu đồng mỗi tháng. Thế nhưng, hiện nay, nghề nuôi thỏ đang rất bấp bênh về thị trường, giá cả lên xuống thất thường, khiến người nuôi lao đao.
Trại chăn nuôi thỏ “Ba Căn” quy mô lớn ở xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, từng được người dân tỉnh Tây Ninh biết đến về lợi nhuận cũng như số lượng đàn thỏ. Lúc cao điểm cách đây 5 năm, trại này có khoảng 500 con thỏ lớn nhỏ. Khi có giá, chủ trang trại có thu nhập khá từ nghề nuôi thỏ giống và thỏ thịt.
Nhưng hiện nay, trại đã thu hẹp quy mô nuôi, từ 500 con ban đầu, giờ giảm còn 300 con, và dự tính, nếu thời gian tới, giá cả thị trường thất thường như hiện nay thì trang trại thỏ “Ba Căn” cũng sẽ giảm dần số lượng. Bây giờ, thu nhập của trang trại thỏ quy mô lớn này cũng chỉ được 3 triệu đồng mỗi tháng.
Ông Nguyễn Văn Căn, chủ trang trại thỏ “Ba Căn”, cho biết: Khó khăn lớn nhất của người nuôi thỏ là đầu ra, giá cả không ổn định, người nuôi không nắm bắt được thị trường, lúc lên lúc xuống, nên không chủ động được con giống khiến nông dân lo ngại không dám đầu tư nuôi…
Những năm trước đây, giá 1kg thỏ thịt khoảng 100.000 đồng, nhưng hiện nay giảm chỉ còn 60.000 đồng/kg. Một cặp thỏ giống bố mẹ, trước kia khoảng 600.000 đồng, giờ còn 400.000 đồng; 1 cặp thỏ giống con, lúc trước, bán tệ nhất cũng được 200.000 đồng, nhưng hiện giảm còn một nửa, mà lại ít có người đến mua. Một con thỏ, nuôi từ lúc nhỏ đến khi bán thịt cũng phải mất 4 tháng. Dù tiết kiệm, nhưng với lượng đàn 300 con, mỗi tháng, trại thỏ Ba Căn cũng phải tốn chừng 2 triệu đồng tiền thức ăn, thuốc men cho thỏ.
Theo tính toán của người nuôi, với giá bán 50.000 đồng/1kg thỏ thịt, người nuôi chắc chắn bị lỗ, dù cho thỏ ăn với thức ăn tiết kiệm như thế nào.
Anh Nguyễn Ngọc Sáng, người nuôi thỏ tại khu phố 5, phường 1, thị xã Tây Ninh cho biết cách giảm giá thành đầu vào khi nuôi thỏ: “Nếu có nhà đất rộng, nên trồng rau cho thỏ ăn. Nuôi bằng rau xanh thì sẽ có lợi nhiều hơn. Gặp lúc thị trường hút, thì bổ sung thức ăn tinh để thúc cho thỏ mau lớn; còn nếu thị trường đọng hàng nên để thỏ ăn rau xanh, vừa tiết kiệm để cầm cự, chờ giá lên”.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người nuôi thỏ tại Tây Ninh rơi vào cảnh khó khăn và không cạnh tranh được với những nơi khác, là số lượng cung ứng thỏ cho thị trường chưa ổn định. Khi giá cả lên họ lập tức tăng đàn; còn khi giá cả xuống cũng ngay lập tức giảm đàn. Tình trạng này dẫn đến việc thương lái nhanh chóng chuyển sang mua thỏ ở những địa phương khác có số lượng hàng ổn định hơn, khiến người nuôi thỏ tại Tây Ninh thua thiệt trong cạnh tranh với người nuôi thỏ ở các tỉnh bạn.
Có thể bạn quan tâm

Kể từ ngày 01/7/2015, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa cần áp dụng quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ.
Tiếp tục chương trình “Ngành Y tế cùng ngư dân bám biển”, ngày 15/4, Bộ Y tế đã trao tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân tỉnh Phú Yên.

Những năm qua, xã Thái Thành (Thái Thụy - Thái Bình) đã tập trung chuyển đổi diện tích đất chua, trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá truyền thống của gia đình anh Phạm Trọng Ruân ở thôn Tuân Nghĩa là một trong những mô hình có hiệu quả, cho thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.

Giá bán 1kg lá bồ công anh khô dao động từ 30 – 35.000đ. Với mức giá này, người trồng thấy tạm ổn.

Hàng trăm hộ dân trồng khoai lang Nhật Bản ở huyện Krông Ana (Dak Lak) đang bị thua lỗ nặng do giá thu mua hiện nay đang rớt thê thảm.