Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bấp Bênh Làng Cá Khô Khoai Cái Đôi Vàm

Bấp Bênh Làng Cá Khô Khoai Cái Đôi Vàm
Ngày đăng: 28/06/2013

Khai thác biển ở Phú Tân mấy năm qua không hiệu quả đã kéo theo các dịch vụ hậu cần nghề cá cũng bấp bênh.

Ở các làng nghề ven biển, nhiều bà con chuyển sang làm nghề khác do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, nhất là nghề chế biến cá khô. Riêng nghề làm cá khô khoai ở Cái Đôi Vàm 2 năm trở lại đây không còn nhộn nhịp như những năm trước.

Chế biến cá khô khoai là một đặc trưng của làng biển thị  trấn Cái Đôi Vàm. Dù chưa có thương hiệu nhưng nó cũng đã trở thành nét riêng của ngư dân làng biển nơi đây.

Sản lượng cá khoai đánh bắt được nhiều thường vào khoảng từ tháng 12 âl năm trước đến khoảng tháng 3-4 năm sau. Đây cũng là mùa nắng nên rất thuận lợi cho người dân trong việc phơi cá.

Trước đây, lượng cá khoai dồi dào, trúng mùa cá khoai thì người dân làm nghề chế biến cá khô cũng phấn khởi và làm ăn có thu nhập. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây sản lượng cá khoai sụt giảm nghiêm trọng. Hiếm thấy hình ảnh bà con ngư dân nơi đây phơi cá khô khoai nhộn nhịp như những năm trước.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, cho biết, nếu so với mấy năm về trước thì lượng cá năm nay rất ít. Mấy năm trước, mỗi gia đình có thể làm từ 100-200 tấn cá, nhưng cả mùa vừa rồi vẫn không bằng 1 con nước của những năm trước.

Sản lượng cá khoai khai thác tại chỗ không nhiều, bà con phải mua ở các nơi khác đem về chế biến. Tuy nhiên, số lượng cũng không đáng là bao. Chính vì vậy, giá cả đầu vào tăng rất cao.

Theo nhiều người dân, với chi phí sản xuất cao như vậy, người làm cá không thể có lời. Một phần do bị thương lái ép giá, một phần nếu bán quá cao sẽ không có khách hàng mua. Đây là một cái khó của người làm cá khô khoai mấy năm nay chưa có biện pháp tháo gỡ.

Nghề làm cá khô khoai cũng vì thế mà vắng lặng hơn, bởi nhiều bà con không còn mặn mà trong sản xuất, chế biến.

Ông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, cơ quan chức năng cần xây dựng thương hiệu cho cá khoai để bà con bán được giá, sản phẩm có sức cạnh tranh.

Được biết, huyện Phú Tân cũng đã đề xuất với ngành chức năng của tỉnh đăng ký xây dựng thương hiệu cho nghề làm cá khô khoai ở thị trấn Cái Đôi Vàm. Song, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, để sản xuất bền vững nhất thiết phải bảo đảm tốt việc cung ứng nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý thông qua tăng cường khai thác, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cá nguyên liệu.

Trước mắt là xây dựng uy tín, chất lượng cá khoai cũng như bảo đảm có nguồn cung ứng ổn định ra thị trường để cá khô khoai Cái Đôi Vàm có thể đủ cả số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa

Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.

12/10/2016
Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60 Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60

Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.

12/10/2016
Thu tiền tỷ nhờ trồng bưởi da xanh Thu tiền tỷ nhờ trồng bưởi da xanh

Chỉ với 8.000 m2 đất trồng bưởi xa xanh (BDX) VietGAP, ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của ông được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

13/10/2016
Nông dân Ninh Bình kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi con đặc sản Nông dân Ninh Bình kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi con đặc sản

Trang trại với các giống vật nuôi quý như gà Đông Tảo, vịt trời, lợn Bỉ… đem lại thu nhập trên một tỷ mỗi năm cho anh Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.

13/10/2016
Trồng hoa đẩy lùi ruộng hoang, thu nửa tỷ mỗi năm Trồng hoa đẩy lùi ruộng hoang, thu nửa tỷ mỗi năm

Ở thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, huyện An Dương (TP.Hải Phòng), trang trại trồng hoa Mây Xanh của nông dân Đỗ Văn Xanh được rất nhiều người biết tới

20/10/2016