Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bấp Bênh Làng Cá Khô Khoai Cái Đôi Vàm

Bấp Bênh Làng Cá Khô Khoai Cái Đôi Vàm
Ngày đăng: 28/06/2013

Khai thác biển ở Phú Tân mấy năm qua không hiệu quả đã kéo theo các dịch vụ hậu cần nghề cá cũng bấp bênh.

Ở các làng nghề ven biển, nhiều bà con chuyển sang làm nghề khác do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, nhất là nghề chế biến cá khô. Riêng nghề làm cá khô khoai ở Cái Đôi Vàm 2 năm trở lại đây không còn nhộn nhịp như những năm trước.

Chế biến cá khô khoai là một đặc trưng của làng biển thị  trấn Cái Đôi Vàm. Dù chưa có thương hiệu nhưng nó cũng đã trở thành nét riêng của ngư dân làng biển nơi đây.

Sản lượng cá khoai đánh bắt được nhiều thường vào khoảng từ tháng 12 âl năm trước đến khoảng tháng 3-4 năm sau. Đây cũng là mùa nắng nên rất thuận lợi cho người dân trong việc phơi cá.

Trước đây, lượng cá khoai dồi dào, trúng mùa cá khoai thì người dân làm nghề chế biến cá khô cũng phấn khởi và làm ăn có thu nhập. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây sản lượng cá khoai sụt giảm nghiêm trọng. Hiếm thấy hình ảnh bà con ngư dân nơi đây phơi cá khô khoai nhộn nhịp như những năm trước.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, cho biết, nếu so với mấy năm về trước thì lượng cá năm nay rất ít. Mấy năm trước, mỗi gia đình có thể làm từ 100-200 tấn cá, nhưng cả mùa vừa rồi vẫn không bằng 1 con nước của những năm trước.

Sản lượng cá khoai khai thác tại chỗ không nhiều, bà con phải mua ở các nơi khác đem về chế biến. Tuy nhiên, số lượng cũng không đáng là bao. Chính vì vậy, giá cả đầu vào tăng rất cao.

Theo nhiều người dân, với chi phí sản xuất cao như vậy, người làm cá không thể có lời. Một phần do bị thương lái ép giá, một phần nếu bán quá cao sẽ không có khách hàng mua. Đây là một cái khó của người làm cá khô khoai mấy năm nay chưa có biện pháp tháo gỡ.

Nghề làm cá khô khoai cũng vì thế mà vắng lặng hơn, bởi nhiều bà con không còn mặn mà trong sản xuất, chế biến.

Ông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, cơ quan chức năng cần xây dựng thương hiệu cho cá khoai để bà con bán được giá, sản phẩm có sức cạnh tranh.

Được biết, huyện Phú Tân cũng đã đề xuất với ngành chức năng của tỉnh đăng ký xây dựng thương hiệu cho nghề làm cá khô khoai ở thị trấn Cái Đôi Vàm. Song, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, để sản xuất bền vững nhất thiết phải bảo đảm tốt việc cung ứng nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý thông qua tăng cường khai thác, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cá nguyên liệu.

Trước mắt là xây dựng uy tín, chất lượng cá khoai cũng như bảo đảm có nguồn cung ứng ổn định ra thị trường để cá khô khoai Cái Đôi Vàm có thể đủ cả số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa Vũng Tàu: Hái Ra Tiền Từ Cây Trà Xanh Bà Rịa Vũng Tàu: Hái Ra Tiền Từ Cây Trà Xanh

Trà là thức uống quen thuộc của người Việt. Tại các chợ, lá trà xanh được bày bán như rau và luôn đắt hàng. Nắm bắt được nhu cầu, nhiều người đã tranh thủ phát triển loại cây trồng này trong diện tích vườn nhà hiện có để tăng thu nhập

16/04/2011
Giá Cà Phê Nhân Ở Đắk Lắk Tăng Cao Nhất Từ Đầu Vụ Giá Cà Phê Nhân Ở Đắk Lắk Tăng Cao Nhất Từ Đầu Vụ

Từ ngày 29/5 đến nay, giá cà phê nhân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng tăng lên cao nhất kể từ đầu niên vụ tới nay.

01/06/2012
Rủi Ro Cao Cho Người Nuôi Tôm Cà Mau Rủi Ro Cao Cho Người Nuôi Tôm Cà Mau

Trong tuần vừa qua, 2lúa có dịp về vùng "nóng" nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau. Hiện nay, toàn địa bàn tỉnh Cà Mau đang vào mùa vụ nuôi tôm, các đầm ao đang trong giai đoạn xử lý nước hoặc đã bắt đầu thả tôm

17/04/2011
Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cây Mận Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cây Mận

Cây mận vốn là cây ăn quả thế mạnh của nông dân ở huyện Mộc Châu – Sơn La. Tuy nhiên trước đây, người dân thường để cây mận phát triển tự nhiên mà không có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn mận nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng.

02/06/2012
Tiền Giang: Phụ Phẩm Rơm Bắt Đầu Có Giá Tiền Giang: Phụ Phẩm Rơm Bắt Đầu Có Giá

Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò..

19/04/2011