Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Báo Vĩnh Long, 21/06/2012

Báo Vĩnh Long, 21/06/2012
Ngày đăng: 23/06/2012

Phân loại để làm tăng giá trị của cây hành.

Anh Phạm Văn Tuấn, cán bộ nông nghiệp thủy lợi xã Tân Bình hướng dẫn chúng tôi đến thăm một số hộ có đời sống khá nhờ vào cây hành tại ấp Tân Phước. Nông dân Ca Văn Được trồng hành trên 20 năm cho biết, gia đình có 3 công đất, mỗi năm anh luân canh cứ một vụ hành - vụ cải, nhằm tránh mầm bệnh lưu truyền. Mỗi công hành anh thu hoạch 30 - 40 tạ/vụ, nếu giá bán như hiện nay là 400.000 đ/tạ thì trừ chi phí anh còn lời khoảng 10 triệu đồng/công. Mức thu nhập này khá ổn định đối với gia đình anh và hàng xóm như các anh Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Thành Trung,…

Nhiều bà con nông dân ở Tân Bình cho biết, trồng hành lá cho thu nhập khá và gần như trở thành nghề truyền thống ở địa phương này. Tuy nhiên, trồng hành cũng tốn rất nhiều công sức và tiền vốn đầu tư. Riêng về nhân công, các cô các chị ở đây đều giỏi tay nghề, 4 người trồng từ sáng sớm đến xế trưa là xong 1 công hành. Người giỏi tay nghề, trồng cây hành mau bén rễ và tươi tốt nhanh. Còn việc chăm bón, sử dụng phân, thuốc trừ sâu rầy loại gì, lúc nào, liều lượng bao nhiêu, cánh đàn ông nhiều kinh nghiệm hơn thực hiện mới mang lại hiệu quả. Nếu thiếu kinh nghiệm hoặc rơi vào thời điểm thời tiết bất lợi thì cây hành không nảy nở, không cao hoặc bị cháy đầu lá làm cho năng suất bị sụt giảm đáng kể.

Trồng hành đòi hỏi phải đúng kỹ thuật mới cho năng suất cao.

Đa số bà con ở các ấp Tân Phước, Tân Hiệp, Tân Thới, Long Phước có diện tích đất canh tác không nhiều, trung bình 2 công/hộ. Mỗi vụ trên dưới 3 tháng (cả khâu làm đất) và thu hoạch khoảng 35 tạ/công. Theo kinh nghiệm, cứ một vụ hành thì trồng xen một vụ màu khác như cải bẹ dúng, cải bắp, dưa leo, dưa hấu,… nhằm cắt mầm bệnh và cải tạo đất để có những vụ hành thắng lợi tiếp theo.

Chúng tôi đặt vấn đề, thời gian gần đây, trồng hành trong vụ nghịch lời nhiều, có gia đình nào trồng được hàng chục công? Các “chuyên gia” trồng hành bảo rằng, do đặc điểm Tân Bình đất hẹp người đông, ít ai có nhiều ruộng đất, mà nếu có thì việc trồng và chăm sóc theo quy mô hộ gia đình ở mức một vài công là đủ sức, đảm bảo năng suất và bán được giá, không thể trồng và phó mặc cho trời được. Theo bà con nhận định, vùng chuyên trồng hành lá còn đòi hỏi phải thổ nhưỡng phù hợp và chỉ phù hợp ở phạm vi hẹp của xã Tân Bình và khu vực phụ cận. Cũng do chỉ phát triển được ở phạm vi hẹp, nên loại cây màu này chưa được sự quan tâm đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học, chưa thể có các thiết bị cơ giới ứng dụng cho sản xuất cây hành nói riêng và các cây màu chủ lực khác nói chung.

Anh Phạm Văn Tuấn cũng cho biết, hành lá Tân Bình nhiều năm qua đã góp mặt trên khắp thị trường Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp và TP Hồ Chí Minh. Cách đây khoảng 2 năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đến thăm vùng chuyên trồng hành lá mang lại giá trị kinh tế cao ở Tân Bình đã khen ngợi và đề nghị bà con nông dân ở đây cần phát huy lợi thế vốn có của mình. Nông dân Tân Bình rất mong được các nhà khoa học và quản lý quan tâm tìm nhiều giải pháp nâng cao hơn nữa giá trị cây hành mà tốn ít công sức, giúp cho cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Tân Bình giảm dần để đạt được tiêu chí xã NTM năm 2015.

Có thể bạn quan tâm

Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lạc Xuân Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lạc Xuân

Theo báo cáo của ngành BVTV và phản ảnh của một số Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc đang có chiều hướng phát triển mạnh, gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là những vùng chuyên canh lạc như Ninh Bình, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

15/07/2012
Giải Đáp Thắc Mắc Về Giống Lúa Lai B-TE1 Cho Vụ Mùa Giải Đáp Thắc Mắc Về Giống Lúa Lai B-TE1 Cho Vụ Mùa

Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?

16/07/2012
Khánh Hòa: Lúa Bị Ngộ Độc?! Khánh Hòa: Lúa Bị Ngộ Độc?!

Theo báo cáo của Phòng NN- PTNT huyện Vạn Ninh, bệnh xuất hiện đã 2 tháng nay, lúc đầu chỉ vài hecta, sau lan rất nhanh, tập trung chủ yếu ở các xã Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng… Ngay từ khi diện tích lúa bị bệnh và có dấu hiệu lan rộng, UBND huyện đã kết hợp với Chi cục BVTV tỉnh Khánh Hoà và Trung tâm BVTV miền Trung tiến hành thu thập mẫu gửi giám định tại Chi cục Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II ở TPHCM và Viện BVTV ngoài Hà Nội.

17/07/2012
Phát Triển Nghề Nuôi Các Loại Đặc Sản Biển Ở Thanh Hóa Phát Triển Nghề Nuôi Các Loại Đặc Sản Biển Ở Thanh Hóa

Nhờ khoanh nuôi, bảo vệ tốt, ngư dân xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa - Thanh Hoá) khai thác được hàng chục tấn vẹm xanh tại bãi đá ngầm đảo Sụp.

23/07/2012
Căng Thẳng Dịch Bệnh Cây Trồng Căng Thẳng Dịch Bệnh Cây Trồng

Năm nay ở các tỉnh phía Nam, trong khi dịch bệnh trên cây lúa được khống chế tốt, thì trên nhiều loại cây trồng khác, dịch bệnh lại rất căng thẳng, trong đó, xuất hiện nhiều dịch hại nguy hiểm mới.

26/07/2012