Bảo Vệ Thương Hiệu Gà Đồi Yên Thế

Sau khi Báo NTNN đăng tải 2 bài về thương hiệu gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) bị “đánh cắp”, lãnh đạo huyện này cho biết sẽ kêu gọi các doanh nghiệp chung tay giúp sức bảo vệ thương hiệu này.
Sẽ gắn mã vạch cho gà
Ông Phạm Tuấn Anh- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chăn nuôi và chế biến gia cầm Trường Anh, cho biết, do vấn đề an toàn thực phẩm, nên hiện người tiêu dùng đang có tâm lý chuộng đồ “quê”, nên vừa qua sản phẩm gà đồi Yên Thế mới tiêu thụ nhiều.
Còn theo ông Lê Bảo Việt- Phó Giám đốc Công ty Năm Thái, thiếu sản phẩm cũng có thể bị “chửi”, nhưng để đáp ứng đủ nhu cầu mà bán gà không đủ ngày tuổi với chất lượng thấp ngoài bị “chửi” ra còn bị người tiêu dùng quay lưng lại với thương hiệu của mình. Do đó, chất lượng phải đặt lên hàng đầu cho dù thời gian đầu, có thể hàng chất lượng cao sẽ không đủ phục vụ cho nhu cầu của thị trường.
Cũng theo ông Việt, sản phẩm gà đồi Yên Thế theo đề án mà huyện triển khai sắp tới sẽ được giám sát bằng các thiết bị điện tử hiện đại nhất là bằng mã vạch. Gà lông trước khi xuất sẽ có giấy tờ chứng minh nguồn gốc của ngành thú y, còn gà thịt sẽ được đóng nhãn mác với đầy đủ thông tin trên bao bì sản phẩm. Chỉ cần tra theo mã vạch, người tiêu dùng có thể biết được con giống xuất xứ ở đâu, ăn loại cám gì, được bao nhiêu ngày tuổi.. gà ngày tuổi càng cao sẽ có giá bán càng cao.
Loay hoay tìm giống tốt
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Yên Thế tuy có địa hình thích hợp với chăn nuôi nhưng kinh nghiệm chăn nuôi của bà con trên địa bàn còn hạn chế, thực tế, một số sản phẩm khi đưa ra thị trường chất lượng sản phẩm gà chưa đảm bảo. Nguyên nhân chính là do đầu vào chưa chuẩn (từ giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y).
Khi sản xuất, người dân còn phụ thuộc vào thị trường, nên các sản phẩm gà chưa đủ ngày tuổi, gà không đảm bảo chất lượng vẫn phải bán để cắt lỗ. Vì thế, chúng tôi đã đi đến thống nhất, cùng chung tay hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, đầu ra, và cùng với sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng... góp phần đồng hành cùng bà con để duy trì và phát triển nghề chăn nuôi, duy trì, phát triển thương hiệu gà đồi Yên Thế”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Thế cho rằng, điều mà bà “trăn trở nhất” khi phát triển nhãn hiệu gà đồi Yên Thế vẫn là khâu giống, vì thực tế nếu không liên kết được với doanh nghiệp thì khó đảm bảo cả số lượng và chất lượng con giống.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn Anh hiện nay công đoạn quan trọng nhất là đầu tư sản xuất ra những con gà đạt chuẩn, nếu không đạt chất lượng sẽ không đưa ra thị trường. Trước thực tế này, ông Lê Công Cường - Giám đốc Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi (Công ty CP Công nghệ sinh học Tân Việt) khẳng định, chúng tôi sẽ tham gia cùng một số doanh nghiệp sản xuất gà đồi Yên Thế đạt chuẩn. Trước mắt chúng tôi xác định lỗ vốn 6 tháng đầu để có được sản phẩm tốt nhất.
Liên quan tới lĩnh vực thú y, ông Việt khẳng định: “Công ty ngoài cung cấp thuốc thú y đạt chuẩn sẽ cử 5 cán bộ thú y có chuyên môn tốt nhất để tham gia trong suốt quá trình triển khai dự án. Theo dõi từ đầu vào con giống cho đến khi xuất bán”.
Có thể bạn quan tâm

Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.

Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.