Bảo vệ cây trồng khi mưa lớn

Công văn nêu, trước diễn biến phức tạp của bão, không thể loại trừ khả năng gây mưa lớn; nhất là khu vực các tỉnh Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng, lượng mưa có thể lên tới vài trăm mm.
Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc tập trung chỉ đạo:
1. Tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng các phương tiện cơ giới, lao động thủ công khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa đã chín, đặc biệt ưu tiên thu hoạch trước lúa vùng có nguy cơ bị ngập úng, gây thiệt hại cao với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
2. Khơi thông dòng chảy, tiêu cạn nước đệm trên mặt ruộng và hệ thống kênh mương đề phòng mưa lớn gây ngập úng lúa chưa thu hoạch cũng như diện tích cây vụ đông đã được gieo trồng.
3. Chuẩn bị mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu kết hợp với biện pháp thủy lực, tiêu tự chảy qua các cống. Chủ động lên kế hoạch tiêu úng, cứu lúa, rau màu, khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập nặng.
4. Rà soát và điều chỉnh kế hoạch SX cây vụ đông; bảo vệ giống cây trồng đã gieo, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực như phân bón, giống; vật tư bổ sung để kịp thời gieo trồng đảm bảo thời vụ nhóm cây vụ đông ưa ấm.
5. Giao các đơn vị trong ngành phối hợp với Đài phát thanh -truyền hình địa phương thông tin rộng rãi và kịp thời, tranh thủ bão chưa ảnh hưởng lớn để thu hoạch lúa mùa, phổ biến tiến bộ kỹ thuật mới, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, khắc phục thiệt hại do mưa bão đối với lúa bị đổ, cây vụ đông đã gieo trồng.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ dự án hỗ trợ bò sinh sản của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 50 hộ nghèo của 5 xã đặc biệt khó khăn ở huyện vùng cao biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) đang dần thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bộ NNPTNT vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL năm 2014.

Sau thông tin chợ, siêu thị bày bán nấm không rõ xuất xứ, người tiêu dùng mới bắt đầu quay sang tìm nấm sản xuất trong nước và nhận ra: Nấm Việt quá ít ỏi trên thị trường!

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn cá tra nguyên liệu. Trong đó, xuất khẩu từ 650.000 - 680.000 tấn, đạt giá trị 1,75 tỷ USD. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, các tỉnh ĐBSCL đưa khoảng 6.000 héc-ta mặt nước vào nuôi cá tra, tập trung nhiều nhất tại Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, TP. Cần Thơ…

Khánh Thượng - xã miền núi của huyện Ba Vì (Hà Nội), là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn. Cuộc sống của người dân nơi đây phần lớn dựa vào nghề trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ.