Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo vệ cây trồng khi mưa lớn

Bảo vệ cây trồng khi mưa lớn
Ngày đăng: 06/10/2015

Công văn nêu, trước diễn biến phức tạp của bão, không thể loại trừ khả năng gây mưa lớn; nhất là khu vực các tỉnh Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng, lượng mưa có thể lên tới vài trăm mm.

Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc tập trung chỉ đạo:

1. Tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng các phương tiện cơ giới, lao động thủ công khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa đã chín, đặc biệt ưu tiên thu hoạch trước lúa vùng có nguy cơ bị ngập úng, gây thiệt hại cao với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

2. Khơi thông dòng chảy, tiêu cạn nước đệm trên mặt ruộng và hệ thống kênh mương đề phòng mưa lớn gây ngập úng lúa chưa thu hoạch cũng như diện tích cây vụ đông đã được gieo trồng.

3. Chuẩn bị mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu kết hợp với biện pháp thủy lực, tiêu tự chảy qua các cống. Chủ động lên kế hoạch tiêu úng, cứu lúa, rau màu, khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập nặng.

4. Rà soát và điều chỉnh kế hoạch SX cây vụ đông; bảo vệ giống cây trồng đã gieo, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực như phân bón, giống; vật tư bổ sung để kịp thời gieo trồng đảm bảo thời vụ nhóm cây vụ đông ưa ấm.

5. Giao các đơn vị trong ngành phối hợp với Đài phát thanh -truyền hình địa phương thông tin rộng rãi và kịp thời, tranh thủ bão chưa ảnh hưởng lớn để thu hoạch lúa mùa, phổ biến tiến bộ kỹ thuật mới, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, khắc phục thiệt hại do mưa bão đối với lúa bị đổ, cây vụ đông đã gieo trồng.


Có thể bạn quan tâm

14.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu ngư dân oải vì thủ tục 14.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu ngư dân oải vì thủ tục

Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...

23/11/2015
Rơm lên đời để sang Nhật Rơm lên đời để sang Nhật

Sau cá ngừ, tôm, xoài, rau củ..., sắp có thêm một sản phẩm nông nghiệp (nói đúng hơn là phụ phẩm) của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Nhật Bản, đó là rơm. Điều này mở ra cơ hội lớn giúp nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập.

23/11/2015
Đìu hiu nghề nuôi nhông Đìu hiu nghề nuôi nhông

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...

23/11/2015
Rau, thịt mất an toàn vẫn về Thủ đô Rau, thịt mất an toàn vẫn về Thủ đô

Sở NNPTNT Hà Nội đã ký kết hợp tác với các tỉnh, thành về cung ứng nông sản thực phẩm cho Thủ đô, nhưng thực tế tình trạng rau, thịt mất an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn được đưa về tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô…

23/11/2015
Cánh đồng vàng cho cây cà phê Cánh đồng vàng cho cây cà phê

Để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như giá trị của cây cà phê, các hộ dân ở Ea Kiết (huyện Cư M’Gar, Đăk Lăk) đã thành lập hợp tác xã (HTX), từng bước tạo thương hiệu của mình.

23/11/2015