Bảo vệ các loài thiên địch trên cây mắc ca Lâm Đồng

Các loài sâu hại này thường gây ra 4 loại bệnh trên vườn cây mắc ca là: xì mủ thân, chổi rồng, khô ngọn và cháy lá.
Hiện nay chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật nào nằm trong danh mục đăng ký phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mắc ca ở Việt Nam. Bởi vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo người trồng mắc ca nên ưu tiên sử dụng các biện pháp sinh học.
Cụ thể, cần thường xuyên làm sạch cỏ dại; tỉa cành, tạo tán cân đối; chặt bỏ và tiêu hủy các cành cây vừa bị nhiễm bệnh. Đặc biệt không sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài thiên địch ăn các loài sâu hại trên vườn cây mắc ca như: kiến vàng, ong bắp cày, bọ ngựa, chim, bọ rùa…
Có thể bạn quan tâm

Trồng chanh không hạt đang được nông dân ở ấp Bình Phú, xã An Phú (TX. Bình Long, Bình Phước) thử nghiệm và bước đầu cho hiệu quả tốt.

Từ lâu sản xuất nông sản nói chung, chăn nuôi nói riêng đã mang tính chất sản xuất hàng hóa. Đã là sản xuất hàng hóa thì phải sản xuất ra những sản phẩm gì mà thị trường cần, với số lượng khá lớn, giá cả phù hợp, chất lượng cao, cuối cùng là phải thu được một khoản lợi nhuận hợp lý.

Vụ hồ tiêu năm nay, người trồng tiêu ở huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) phấn khởi vì hồ tiêu “được mùa, được giá”. Nhiều vườn tiêu “xơ xác” bởi dịch bệnh trước đây giờ đã được “hồi sinh” nhờ được áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Làm thế nào để khi trồng có được những cây đu đủ thấp lùn, dễ hái trái. Bởi đu đủ là loại cây thân thảo to, không nhánh, cao khoảng 3 - 10 m. Cây đu đủ - là loại cây ăn trái phổ thông, bổ dưỡng một trong năm loại trái cây cần có trong mâm ngũ quả của người Việt trong ngày lể tết.

Sống gần hồ đập thủy lợi, nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang mạnh dạn nhận thầu diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.