Bảo Vệ Các Loài Cá Quý Hiếm

Từ năm 2012 đến nay, An Giang đều tổ chức thả cá về thiên nhiên, số lượng ngày càng tăng về loài, trong đó có một số loại cá quý hiếm. Việc làm này nhằm kêu gọi cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trong thiên nhiên, nhất là những loài cá trước đây nổi tiếng vì thịt ngon, số lượng nhiều, nay đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Trong khi những doanh nghiệp, người dân tham gia thả cá về thiên nhiên, lại có một số trường hợp tương phản với hành động tích cực bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn An Giang, đã có nhiều loài cá hiếm nay được đánh bắt với trọng lượng lớn.
Ngày 7-1, một nhóm ngư dân bắt được con cá đuối nước ngọt, nặng trên 90 kg. Ngày 13-1, ngư dân lại thả lưới bắt được cá chình nước ngọt, nặng trên 8 kg. Các ngư dân cho biết, hiện nay thả câu, giăng lưới cũng bắt được nhiều cá sửu to, có con cân nặng trên 7 kg. Tại sông Vàm Nao chảy qua ba huyện Châu Phú, Phú Tân và Chợ Mới, ngư dân cũng bắt được nhiều cá bông lau, từ 5 - 8 kg/con. Ngày 14-1 trên sông Vàm Nao, ngư dân đã đánh bắt được con cá hô nặng 86kg.
Điều đáng nói là những con cá "khủng" này khi bị đánh bắt, đều được đưa ngay vào nhà hàng để trở thành những món đặc sản đắt tiền. Chi cục Thủy sản An Giang đã vận động, tuyên truyền các nhà hàng ở An Giang không nên mua các loại cá lớn do ngư dân đánh bắt, ngày càng khan hiếm trong tự nhiên như cá tra dầu, cá hô... về xẻ thịt bán làm món ăn cho thực khách.
Tuy nhiên, với mức giá quá hấp dẫn đối với người bán, như cá hô có giá 320.000đ/kg, cá sửu 120.000đ/kg… khi trở thành món ăn cao cấp trong nhà hàng, thì dù có giá cả triệu đồng thì vẫn có người mua.
Vấn đề là hiện nay chưa có "Quỹ bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên, động vật quý hiếm", nên thay vì được thu mua để lưu giữ giống, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, thì các động vật, thủy sản vẫn trở thành món ăn không hơn không kém. Việc này giống như chúng ta đang giữ những viên ngọc quý, nhưng do không biết gìn giữ nên ngày càng mất đi, mà không bao giờ tái tạo lại được cho đời sau.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 17 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu, thu hút 1300 lao động, hiện có 11 HTX tan rã. Sau gần 2 năm thành lập, mặc dù đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội hóa tốt, nhưng do các HTX ở lĩnh vực này còn chưa tạo được sự liên kết, vẫn thường xuyên tranh giành lợi nhuận và mạnh ai nấy làm dẫn tới không tạo được uy tín, thương hiệu cho nghề nuôi nghêu.

Tiêu chuẩn MSC bao gồm 23 tiêu chí lớn thuộc 3 nguyên tắc cơ bản. Để được chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như: không khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi; có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế…

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.