Bao trái cây khiến vỏ chuyển xanh sang vàng

Bà L.T.N (ngụ xã An Hữu, huyện Cái Bè - Tiền Giang), chủ một đại lý bảo vệ thực vật cho biết: "Tôi nhập nhiều loại bao trái như: bao xoài, bao chuối… từ Đồng Tháp về bán lại cho nhiều nhà vườn trong xã, giá từ 600 - 1.200 đồng/bao. Tôi cũng không rõ loại bao này xuất xứ từ đâu và có ảnh hưởng đến chất lượng trái hay không”. Qua tìm hiểu tại các cửa hàng khác thì nơi cung cấp loại bao trái này có xuất xứ từ Đồng Tháp và TP HCM. Trên bao bì có in dòng chữ “Made in Taiwan” và tiếng Hoa giới thiệu công dụng.
Ông H.V.P (ngụ ấp 1, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè) chia sẻ: “Tôi có mua bao trái màu trắng và một số loại bao đen “Made in Taiwan” về bao hàng trăm cây xoài đang ra trái. Kết quả trái xoài bóng, đẹp mắt. Riêng chỉ có bao đen làm cho trái xoài chuyển sang màu vàng khi trái chưa chín nhưng loại bao này rất hôi, vợ tôi ngửi mùi mà đã nôn ói”. Ông P. thừa nhận là ông cũng không dám ăn những trái xoài đã được bao lại vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ nên chỉ đem bán.
Ông Trần Văn Trung, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) nói: “Loại bao trái này có chất liệu như giấy dầu, không tan trong nước và có thể sử dụng khoảng 3 vụ xoài. Thấy nhiều nhà vườn sử dụng nên mùa Tết vừa qua, các tổ viên cũng có mua hơn 2.000 bao để bọc xoài lại”.
Theo PGS.TS. Trần Văn Hậu (Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ) loại bao trái mà nhà vườn đang sử dụng sẽ làm cho trái không hấp thu được ánh sáng, bị mất đi diệp lục tố nên làm cho trái có màu vàng.
Tuy nhiên, Viện Cây Ăn quả miền Nam cho rằng hiện nay trên thị trường có nhiều loại bao trái chưa được kiểm định chất lượng nên các ngành chức năng cần có sự điều tra để cảnh báo cho người dân biết.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu trồng mới 800 ha rừng, hơn 20.000 cây phân tán. Để công tác trồng rừng diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch, thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị nguồn giống bảo đảm chất lượng, huyện đã phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trồng cây phân tán.

Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.

Năm 2014, Công ty CP Nông sản Phú Gia, khu D - Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) đã sản xuất được 55.000 tấn thức ăn chăn nuôi, tăng 10% so với năm 2013, doanh thu đạt 380 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2,2 tỷ đồng, bảo đảm việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.

Trước thực trạng trên, huyện Nga Sơn đã xây dựng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế 6 xã ven biển, giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Thời gian thực hiện chưa nhiều, song hiệu quả của đề án bước đầu đã được khẳng định.