Bao trái cây khiến vỏ chuyển xanh sang vàng

Bà L.T.N (ngụ xã An Hữu, huyện Cái Bè - Tiền Giang), chủ một đại lý bảo vệ thực vật cho biết: "Tôi nhập nhiều loại bao trái như: bao xoài, bao chuối… từ Đồng Tháp về bán lại cho nhiều nhà vườn trong xã, giá từ 600 - 1.200 đồng/bao. Tôi cũng không rõ loại bao này xuất xứ từ đâu và có ảnh hưởng đến chất lượng trái hay không”. Qua tìm hiểu tại các cửa hàng khác thì nơi cung cấp loại bao trái này có xuất xứ từ Đồng Tháp và TP HCM. Trên bao bì có in dòng chữ “Made in Taiwan” và tiếng Hoa giới thiệu công dụng.
Ông H.V.P (ngụ ấp 1, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè) chia sẻ: “Tôi có mua bao trái màu trắng và một số loại bao đen “Made in Taiwan” về bao hàng trăm cây xoài đang ra trái. Kết quả trái xoài bóng, đẹp mắt. Riêng chỉ có bao đen làm cho trái xoài chuyển sang màu vàng khi trái chưa chín nhưng loại bao này rất hôi, vợ tôi ngửi mùi mà đã nôn ói”. Ông P. thừa nhận là ông cũng không dám ăn những trái xoài đã được bao lại vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ nên chỉ đem bán.
Ông Trần Văn Trung, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) nói: “Loại bao trái này có chất liệu như giấy dầu, không tan trong nước và có thể sử dụng khoảng 3 vụ xoài. Thấy nhiều nhà vườn sử dụng nên mùa Tết vừa qua, các tổ viên cũng có mua hơn 2.000 bao để bọc xoài lại”.
Theo PGS.TS. Trần Văn Hậu (Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ) loại bao trái mà nhà vườn đang sử dụng sẽ làm cho trái không hấp thu được ánh sáng, bị mất đi diệp lục tố nên làm cho trái có màu vàng.
Tuy nhiên, Viện Cây Ăn quả miền Nam cho rằng hiện nay trên thị trường có nhiều loại bao trái chưa được kiểm định chất lượng nên các ngành chức năng cần có sự điều tra để cảnh báo cho người dân biết.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.

Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.

Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.