Bảo tồn và nỗi lo sinh kế của ngư dân

Khu bảo tồn biển Lý Sơn được quy hoạch trên diện tích gần 8.000 ha, được phân thành 3 vùng chức năng gồm: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển.
Khi khu bảo tồn hình thành sẽ duy trì và bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nơi quần cư của các loài sinh vật, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế và du lịch sinh thái, quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.
Khi dự án bảo tồn biển Lý Sơn triển khai, thì các ngư dân chuyên đánh bắt gần bờ cần phải chuyển đổi nghề nghiệp.
Tuy nhiên, việc này cũng sẽ tác động trực tiếp đến sinh kế của hàng trăm hộ dân trên đảo lâu nay quen cách khai thác thủy sản ven bờ.
Bởi lẽ, khi dự án này thực hiện thì ngư trường gần bờ quanh đảo sẽ bị cấm đánh bắt, đồng nghĩa cuộc sống của nhiều hộ ngư dân sẽ gặp khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Hương, một ngư dân chuyên làm nghề đánh bắt gần bờ ở xã An Vĩnh, lo lắng: Bảo tồn để phát triển bền vững là đúng đắn, để biển thêm nhiều cá tôm, nhưng bây giờ mà cấm đánh bắt hải sản quanh đảo, ngư dân như chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong tìm kế sinh nhai.
Theo thống kê của UBND huyện đảo Lý Sơn, dự án này triển khai sẽ ảnh hưởng tới 800 ngư dân chuyên hành nghề đánh bắt gần bờ quanh đảo.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương, cho biết: Để chuyển đổi ngành nghề cho số hộ dân bị ảnh hưởng là không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, địa phương sẽ có trách nhiệm nghiên cứu để tạo điều kiện cho người dân đánh bắt gần bờ chuyển đổi nghề nghiệp.
Cũng theo bà Hương, tỉnh cũng cần phải có giải pháp cụ thể, có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ những hộ ngư dân chuyển đổi ngành nghề một cách hiệu quả.
Trong quy hoạch và tổ chức thực hiện phải thực hiện đồng bộ các mặ,t vừa phát triển khu bảo tồn, vừa phát triển ngành nghề khác, như du lịch, nuôi trồng thủy sản...
để cuộc sống người dân ít bị xáo trộn.
Để giải quyết băn khoăn của ngư dân Lý Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ, cho biết:
Tỉnh đang nghiên cứu, tính toán để định hướng cho ngư dân chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ phục vụ cho du lịch, hoặc hỗ trợ chuyển sang khai thác đánh bắt hải sản xa bờ để họ đảm bảo sinh kế và tăng thu nhập cho bà con khi dự án này vào cuộc.
Thành lập được Khu bảo tồn biển Lý Sơn sẽ rất có lợi trong việc bảo tồn, phát triển hệ sinh thái biển, bảo vệ tốt môi trường biển và nguồn lợi hải sản.
Đây cũng là điểm nhấn để mở hướng cho huyện đảo Lý Sơn phát triển du lịch, tạo điều kiện cho người dân Lý Sơn được hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch trong tương lai.
Do vậy, việc chuyển đổi sinh kế trước mắt cho ngư dân đánh bắt ven bờ ở đảo Lý Sơn được coi là cần thiết, để dự án triển khai được hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, đường Trường Sơn sáng ngời tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí vì màu xanh hòa bình cho quê hương của lực lượng TNXP.

Đàn ong dú có kích thước nhỏ bé, trông như những chú ruồi nhỏ, nhưng có khả năng thụ phấn cho cây trồng tốt và cho ra loại mật ong rất quý.

Thời tiết thuận lợi nên số diện tích trồng củ cải trắng của bà con nông dân ở xã Hiền Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) năm nay được mùa lớn. Thế nhưng, niềm vui đã không trọn vẹn khi mà bước vào thời kỳ thu hoạch, nhiều diện tích củ cải lại bị chính người dân nhổ bỏ.

Đầu vụ hè thu 2014 này, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thăng Bình triển khai tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ một số hộ dân ở thôn Vân Tiên thuộc xã Bình Đào trồng khảo nghiệm giống đậu phụng mới L23 trên 80 sào đất lúa không chủ động nước tưới.

Nông dân xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu - An Giang) đang vào mùa thu hoạch xoài thơm. Anh Võ Nguyên Phong, Trưởng ban Nhân dân ấp Vĩnh An cho biết, thời điểm từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch mới vào mùa thu hoạch rộ, nhưng nhiều thương lái đã đến đặt cọc mua với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg.