Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo tồn và nỗi lo sinh kế của ngư dân

Bảo tồn và nỗi lo sinh kế của ngư dân
Ngày đăng: 15/10/2015

Khu bảo tồn biển Lý Sơn được quy hoạch trên diện tích gần 8.000 ha, được phân thành 3 vùng chức năng gồm: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển.

Khi khu bảo tồn hình thành sẽ duy trì và bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nơi quần cư của các loài sinh vật, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế  và du lịch sinh thái, quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.

Khi dự án bảo tồn biển Lý Sơn triển khai, thì các ngư dân chuyên đánh bắt gần bờ cần phải chuyển đổi nghề nghiệp.

Tuy nhiên, việc này cũng sẽ tác động trực tiếp đến sinh kế của hàng trăm hộ dân trên đảo lâu nay quen cách khai thác thủy sản ven bờ.

Bởi lẽ, khi dự án này thực hiện thì ngư trường gần bờ quanh đảo sẽ bị cấm đánh bắt, đồng nghĩa cuộc sống của nhiều hộ ngư dân sẽ gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Hương, một ngư dân chuyên làm nghề đánh bắt gần bờ ở xã An Vĩnh, lo lắng: Bảo tồn để phát triển bền vững là đúng đắn, để biển thêm nhiều cá tôm, nhưng bây giờ mà cấm đánh bắt hải sản quanh đảo, ngư dân như chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong tìm kế sinh nhai.

Theo thống kê của UBND huyện đảo Lý Sơn, dự án này triển khai sẽ ảnh hưởng tới 800 ngư dân chuyên hành nghề đánh bắt gần bờ quanh đảo.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương, cho biết: Để chuyển đổi ngành nghề cho số hộ dân bị ảnh hưởng là không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, địa phương sẽ có trách nhiệm nghiên cứu để tạo điều kiện cho người dân đánh bắt gần bờ chuyển đổi nghề nghiệp.

Cũng theo bà Hương, tỉnh cũng cần phải có  giải pháp cụ thể, có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ những hộ ngư dân chuyển đổi ngành nghề một cách hiệu quả.

Trong quy hoạch và tổ chức thực hiện phải thực hiện đồng bộ các mặ,t vừa phát triển khu bảo tồn, vừa phát triển ngành nghề khác, như du lịch, nuôi trồng thủy sản...

để cuộc sống người dân ít bị xáo trộn.

Để giải quyết băn khoăn của ngư dân Lý Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ, cho biết:

Tỉnh đang nghiên cứu, tính toán để định hướng cho ngư dân chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ phục vụ cho du lịch, hoặc hỗ trợ chuyển sang khai thác đánh bắt hải sản xa bờ để họ đảm bảo sinh kế và tăng thu nhập cho bà con khi dự án này vào cuộc.

Thành lập được Khu bảo tồn biển Lý Sơn sẽ rất có lợi trong việc bảo tồn, phát triển hệ sinh thái biển, bảo vệ tốt môi trường biển và nguồn lợi hải sản.

Đây cũng là điểm nhấn để mở hướng cho huyện đảo Lý Sơn phát triển du lịch, tạo điều kiện cho người dân Lý Sơn được hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch trong tương lai.

Do vậy, việc chuyển đổi sinh kế trước mắt cho ngư dân đánh bắt ven bờ ở đảo Lý Sơn được coi là cần thiết, để dự án triển khai được hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Phát Triển Thủy Sản Năm 2012 Đẩy Mạnh Phát Triển Thủy Sản Năm 2012

Diện tích nuôi thủy sản toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) năm 2011 là 1540 ha, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 40 ha so với năm 2010 dẫn đến sản lượng thủy sản cả năm tăng ước đạt 48.950 tấn, đạt 100,51% kế hoạch, tăng gần 2.000 tấn. Để tạo điều kiện cho ngành thủy sản đạt được những kết quả phấn khởi, huyện Cao Lãnh tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nhiều giống thủy sản để đảm bảo nuôi trồng thuận lợi.

15/12/2011
Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ 60m2 Đất Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ 60m2 Đất

Một lần tình cờ xem ti vi nói về một chủ trang trại, tỷ phú cá sấu ở huyện Chiêm Hóa (Quảng Bình), anh Đinh Văn Bức ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Hóa (Kim Bảng, Hà Nam) đã nảy sinh ý định nuôi con đặc sản này.

09/02/2012
Làm Giàu Từ Cây Chuối Lùn Làm Giàu Từ Cây Chuối Lùn

Nhờ dễ thích nghi với nhiều chân đất, ít tốn công chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao nên thời gian qua chuối lùn đã trở thành cây trồng chủ lực tại nhiều địa phương ở Quảng Nam. Thực tế cho thấy, từ hướng đi này, hàng nghìn hộ dân đã trả lại “sổ nghèo” và vươn lên làm giàu

10/02/2012
Ứng Dụng Bóng Đèn Ôzôn Ứng Dụng Bóng Đèn Ôzôn

Hẹn tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, lần nào cũng lỡ cỡ vì ông bận, cũng bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại, những chuyến đến thăm của nhiều nông dân hỏi về ứng dụng của bóng đèn ôzôn. Còn nhớ cách đây cả năm, gặp tôi, ông cứ úp mở về chuyện đèn ôzôn được đưa cho nông dân để thắp cho thanh long ra hoa, để khử mùi, khử khuẩn cho chuồng trại gia súc nhưng tịnh không tiết lộ cụ thể ở đâu.

13/07/2012
Thúc Phân Khoáng Cho Cây Ăn Quả Thúc Phân Khoáng Cho Cây Ăn Quả

Bón thúc nụ, thúc hoa: Cần bón khi nhìn thấy một vài chùm nụ xuất hiện, thường trước khi nở hoa rộ 25-30 ngày. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây, đây là vị trí hoạt động mạnh nhất của bộ rễ

14/07/2012