Bảo Thắng (Lào Cai) Không Phát Sinh Thêm Ổ Dịch Cúm A/H5N6

Sau hơn 1 tuần xảy ra ổ dịch Cúm A/H5N6 trên đàn chim trĩ tại tổ dân phố Phú Cường II, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, đến nay trên địa bàn không phát hiện thêm ổ dịch mới nào liên quan đến vi-rút Cúm A/H5N6.
Ông Đỗ Thanh Huy, Trạm trưởng Trạm Thú y Bảo Thắng cho biết, hiện cơ quan này bố trí 1 máy phun thuốc và lượng hóa chất cần thiết để duy trì chế độ phun tiêu độc, khử trùng tại trang trại nuôi chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Huy Ích, thôn Phú Cường II.
Cùng với đó, cơ quan chức năng huyện Bảo Thắng đang thực hiện các biện pháp quyết liệt để hạn chế việc vận chuyển gia cầm, thủy cầm trên địa bàn thị trấn Phố Lu, nhất là khu vực tổ dân phố Phú Cường II.
Theo thông tin từ cơ quan thú y địa phương, khoảng đầu tháng 8/2014, đàn chim trĩ 558 con tại trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Huy Ích, tổ dân phố Phú Cường II, thị trấn Phố Lu đã có hiện tượng ốm và chết rải rác.
Thông tin đã được báo cáo với cơ quan thú y thị trấn và huyện để tiến hành tiêm phòng, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Hà Nội xác định. Ngay sau khi có kết quả giám định kết luận đàn chim trĩ đỏ dương tính với bệnh Cúm A/H5N6, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã quyết định tiêu hủy toàn bộ số chim trĩ đỏ nói trên.
Ông Nguyễn Huy Ích cho biết, tháng 7/2013, gia đình có nhập trên 100 con chim trĩ giống bố mẹ tại một tỉnh miền xuôi về để nuôi với mục đích gây giống. Đến đầu tháng 8/2014, đàn chim trĩ phát triển thành 558 con nhưng sau đó đã bị nhiễm bệnh dịch. Tổng thiệt hại theo ước tính của ông Ích vào khoảng 200 triệu đồng.
Đầu năm 2014, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã gây hại tại địa bàn 5 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng khiến hàng nghìn con gia cầm phải tiêu hủy, thị trường gia cầm và các sản phẩm gia cầm bị tê liệt trong nhiều ngày.
Có thể bạn quan tâm

Dù đã áp dụng các biện pháp như dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại để phòng, chống đói, rét cho gia súc nhưng do rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo mưa tuyết nên nguy cơ đàn gia súc chết rét vẫn hiện hữu. Đó là lý do để bà con các thôn, bản vùng cao của huyện Sa Pa (Lào Cai) đưa trâu xuống các xã vùng thấp tránh rét.

Không hẹn trước nhưng thật may mắn, trong chuyến công tác mới đây nhất của chúng tôi tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã được “mục sở thị” đồng chí Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Diện “lăn lộn” với cơ sở. Nếu một người lần đầu đến Tiên Yên mà chỉ nhìn cách đồng chí Chủ tịch huyện “xắn tay áo” cùng với cán bộ huyện lo tìm đầu ra cho “món” thương hiệu gà Tiên Yên sẽ chẳng ai nghĩ đó là một trong những lãnh đạo đứng đầu huyện.

Thời gian gần đây, một vài hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình chăn nuôi dê, bước đầu cho thu nhập khá từ việc bán dê giống và dê thịt. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.

Sáng ngày 4/2/2015, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò tại hộ anh Nguyễn Hoàng Mỹ, ấp Bình Hưng 2 xã Bình Mỹ (Châu Phú - An Giang). Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 40 bà con nông dân trong huyện đến dự.