Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bão Tan, Rừng Cao Su Khóc

Bão Tan, Rừng Cao Su Khóc
Ngày đăng: 03/10/2013

Sau bão số 10, chúng tôi có mặt tại vườn cao su của Nông trường Cao su 1 thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đóng trên địa bàn xã Kỳ Hợp (Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Cả vườn cây cao su bạt ngàn mới mấy hôm còn reo với gió ngàn và chăm chỉ tích nhựa sống cho đời nay trở thành rừng cây đổ nát...

Một công nhân quặn lòng bên gốc cao sâu than thở: "Rứa là mất hết rồi, nhà tôi gắn bó với cây cao su mười lăm năm nay, bây giờ cuộc sống không biết sẽ đi đâu về đâu, lấy gì mà sống nữa".

Cũng theo công nhân này, gia đình anh nhận khoán 3ha, mỗi ha cho sản lượng 1,2 tấn. Nhờ cao su, vợ chồng bắt đầu có của ăn của để nhưng bây giờ hoàn toàn trắng tay.

Giám đốc Nông trường Cao su 1 Trương Tiến Lương cúi gục bên cây cao su đổ gãy nói: "Bão số 10 đã gây thiệt hại nặng nề cho cả nông trường chúng tôi. Sau bão, hơn 200 công nhân trắng tay. Không biết rồi cuộc sống sẽ ra sao đây?".

Cũng theo ông Lương, vào khoảng 16h ngày 30/9, bão bắt đầu gió mạnh, kéo dài đến 17h. Gió xoáy dồn vào cả vườn cây nghe gãy răng rắc, đổ ngổn ngang.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh Trần Ngọc Sơn buồn bã nói: Mười lăm năm công ty trồng được trên 5.000 ha cao su, trong đó tại Kỳ Anh có 1.700 ha. Nay bão số 10 làm hơn 800 ha cao su đúng vào thời kỳ khai thác nhựa của đội 1, đội 2 bị gãy đổ; ước tính tổng thiệt hại khoảng 170 tỷ đồng. Ngoài số thiệt hại cao su ra, hơn 300 nhà làm việc, nhà ở của CBCNLĐ, kho chứa vật tư cũng bị tốc mái; hệ thống giao thông đường lô, liên lô bị sạt lở nặng; nhiều ngầm tràn bị cuốn trôi; hệ thống đường điện bị đứt gãy đến 70%...


Có thể bạn quan tâm

Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà

Những năm gần đây, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã có nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà như: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh, Trung ương mời chuyên gia chăn nuôi đầu ngành về tập huấn, hướng dẫn, xây dựng quy trình chăn nuôi gà, quản lý tốt đầu vào, như thức ăn, thuốc thú y, con giống.

06/08/2015
Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi

Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 – 2020 đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn nhất định. Sự kỳ vọng về giảm nghèo bền vững từ nghề nuôi bò sữa vì thế cũng khó đạt được như mong đợi.

06/08/2015
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…

06/08/2015
Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

06/08/2015
Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

06/08/2015