Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bão Số 10 Gây Thiệt Hại Nặng Nề Về Nông Nghiệp

Bão Số 10 Gây Thiệt Hại Nặng Nề Về Nông Nghiệp
Ngày đăng: 03/10/2013

Bão số 10 đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung đã để lại những thiệt hại không nhỏ về nông nghiệp cho bà con nông dân.

Tại Thanh Hóa: Đã có 4 hồ, đập tại huyện Tĩnh Gia đã bị tràn, vỡ khiến hàng nghìn hộ dân ở các xã Tân Trường, Trường Lâm, Mai Lâm, Trúc Lâm, Hải Thượng… bị cô lập trong nước lũ. Toàn huyện hiện có gần 2.000 ha lúa mùa đang thời kỳ thu hoạch, 1.500 ha hoa màu vụ đông vừa gieo trồng bị nước cuốn trôi, nhiều nhà dân bị sập đổ và hơn 30 ha nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối bị thiệt hại.

Tại Hà Tĩnh: Toàn tỉnh có hơn 500 ha lúa và hoa màu đã bị ngập hoàn toàn. Hơn 700 ha muối bị ngập. Nhiều ao đầm bị mất trắng.

Tại Quảng Trị: Nhiều trại chăn nuôi bị tốc mái và hư hỏng hoàn toàn. Gần 6.900 ha cây cao su bị đổ gãy, 500 ha tiêu, 3.500 ha sắn và 2.000 ha hoa màu bị thiệt hại. Quảng Trị cũng có tới 12.000 ha rừng bị đổ rạp, 500 ha tôm mất trắng.

Tại Thừa Thiên Huế: Theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng 300 ha lúa và hoa màu bị gãy đổ; trên 220 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị sạt lở. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế là địa phương bị sạt lở bờ sông, bờ biển rất nhiều.

Tại Quảng Bình: Sau bão số 10 có 10.000 ha trên tổng số 18.000 ha cao su tại 2 huyện Quảng Trạch và Bố Trạch bị gãy đổ. Trong số đó, phần lớn là diện tích cao su tiểu điền của bà con nhân dân trong vùng.

Đây là số cao su đã trồng từ 7-8 năm trở lên và bắt đầu vào thời kỳ khai thác. Ước tính thiệt hại lên đến gần 1.700 tỷ. Trước mắt UBND tỉnh Quảng Bình và các huyện sẽ tạm thời trích từ quỹ ngân sách dự phòng địa phương để hỗ trợ cho bà con có diện tích cao su thiệt hại nặng. Về việc trồng mới cao su đang là khó khăn lớn với nhiều hộ gia đình, bởi họ sẽ phải trồng mới gần như 100%. Một số loại cây công nghiệp khác cũng đang được địa phương tính đến để thay thế tạm thời cho cây cao su như cây keo, sắn...


Có thể bạn quan tâm

Đến Chợ Vải Thiều Lớn Nhất Nước, Ngẫm Về Đầu Ra Nông Sản Đến Chợ Vải Thiều Lớn Nhất Nước, Ngẫm Về Đầu Ra Nông Sản

Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.

07/07/2013
Chuyển Lúa Vụ 3 Sang Trồng Màu Ai Lo Đầu Ra Cho Nông Dân? Chuyển Lúa Vụ 3 Sang Trồng Màu Ai Lo Đầu Ra Cho Nông Dân?

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

14/06/2013
Phá Sản Vì Nuôi Con Đặc Sản Tự Phát Phá Sản Vì Nuôi Con Đặc Sản Tự Phát

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.

08/07/2013
Bổ Sung Đối Tượng Được Miễn, Giảm Tiền Sử Dụng Đất Bổ Sung Đối Tượng Được Miễn, Giảm Tiền Sử Dụng Đất

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.

14/06/2013
Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

14/06/2013