Bảo Quản Và Chế Biến Nhãn

Xin giới tiệu với bà con cách bảo quản và chế biến nhãn.
1. Bảo quản.
Muốn bảo quản quả nhãn được lâu, giữ được ngoại hình đẹp và phẩm chất tươi ngon cần chú ý các khâu sau:
1.1. Chăm sóc cây trước lúc thu hoạch.
Trước khi thu hoạch cần chú ý tưới nước, bón phân đầy đủ và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Ngừng tưới nước trước lúc hái quả một tuần.
1.2. Chọn giống để bảo quản.
Nói chung giống nhãn có vỏ dày, cùi khô cất giữ tốt hơn so với những giống mỏng vỏ, cùi ướt.
1.3. Chọn thời điểm hái.
Để bảo quản được lâu cần hái đúng độ chín, không nên để quả chín trên cây rồi mới hái, vì quả sẽ nhạt, độ tươi ngon sẽ giảm do đó không giữ được phẩm chất của giống, mặt khác hái quá độ chín sẽ không giữ được lâu.
Nếu hái cả chùm cần tỉa bỏ các quả có vết sâu bệnh, quả nứt, quả quá nhỏ, quả có vết thương cơ giới trước khi cho vào sọt hoặc thùng các tông, thùng gỗ để bảo quản.
1.4. Xử lý hóa chất để bảo quản.
Dùng Benlate với nồng độ 0,1% nhúng quả vào dung dịch rồi vớt ra, hong khô ở nơi râm mát sau đó cho vào túi giấy, hộp các tông hoặc sọt tre, hòm gỗ thưa để bảo quản. Trong đồ đựng nên lót giấy polyetylen dày 0,02mm để chống ẩm, mỗi túi đựng 10-15kg quả, cũng có thể chia thành từng túi nhỏ mỗi túi đựng 1kg, 10-15 túi đóng trong một hòm các tông hay sọt tre.
1.5. Bảo quản lạnh quả tươi.
Để trong điều kiện nhiệt độ 5-10oC. Nếu phải vận chuyển đến thị trường tiêu thụ thì có thể sử dụng xe lạnh để ở nhiệt độ trên 10oC.
Nếu muốn giữ quả lâu hơn để chế biến thì nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 3-5oC, độ ẩm không khí trên 90%. ở điều kiện này có thể bảo quản trong 10-15 ngày.
Chế biến phải làm nhanh và xong chỉ trong thời gian 4 tiếng sau khi ra khỏi kho lạnh thì không ảnh hưởng đến chất lượng đồ hộp.
2. Chế biến.
Sấy nhãn làm long nhãn: Thường thì giống nhãn nào cũng đều sấy được, nhưng ở miền Bắc, giống nhãn đường phèn và nhãn nước làm long nhãn tốt hơn. ở miền Nam, phần lớn dùng giống nhãn long để sấy.
Quả dùng làm long phải để thật chín mới thu hoạch. Thời gian từ lúc hái quả đến lúc đưa vào sấy càng ngắn càng tốt.
Có thể bạn quan tâm

Nhãn là cây trồng tương đối dễ tính, sức sống khỏe nên ít đối tượng dịch hại, ít phải phun phòng thuốc BVTV. Tuy nhiên hầu như cứ sau mỗi vụ sai quả lại thường

Ghép nhãn muộn trên 700 gốc nhãn địa phương (nhãn ta) và trồng mới 800 gốc nhãn muộn trên diện tích 7ha, sau khi trừ chi phí mỗi năm anh lãi 600 triệu đồng

Những ngày này, khi công việc thu hoạch nhãn cơ bản kết thúc, người trồng nhãn trên địa bàn tỉnh lại tập trung chăm sóc nhãn.

Biện pháp kỹ thuật tạm thời hướng dẫn phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn, giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất nhãn theo hướng sản xuất

Nhãn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên đất trồng thích hợp cho cây nhãn là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông