Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cho Từng Loại Cây Trồng

Đó là khẳng định của ông Mai Anh Tuấn, quyền Giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ABIC), Chi nhánh Cần Thơ, tại hội nghị “Phát triển kênh phân phối kết hợp Ngân hàng - Bảo hiểm khu vực ĐBSCL” diễn ra vào ngày 1-11. Ông Tuấn nhìn nhận: Loại hình bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang khó triển khai tại ĐBSCL.
Sản phẩm nông sản là mặt hàng đặc biệt khi được bảo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro do khó xác định, kiểm soát tính khách quan của các nguyên nhân gây mất mùa, chất lượng không như mong đợi. Sắp tới, chúng tôi sẽ có kế hoạch nghiên cứu các dạng BHNN theo từng loại cây trồng khác nhau để thí điểm ở một số địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai sẽ cần phải có lộ trình và cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các cấp ngành có liên quan”.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Tổng Giám đốc ABIC, đối với loại hình BHNN hiện nay, công ty chưa thể triển khai trực tiếp với nông dân mà chỉ có hình thức nhận tái BHNN từ Công ty bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Minh. 9 tháng đầu năm 2013, ABIC nhận khoảng 200 triệu đồng phí tái BHNN từ 2 đơn vị này; tuy nhiên số tiền bồi thường ghi nợ đến nay hơn 5 tỷ đồng.
Ông Dương Quốc Xuân, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, kỳ vọng loại hình BHNN cho nông dân tại ĐBSCL sẽ được cải thiện và được nhiều công ty bảo hiểm quan tâm hơn, khi các mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Qua trồng khảo nghiệm tại Việt Nam, giống siêu cao lương nhập từ Nhật Bản đã cho năng suất hơn hẳn so với các cây trồng truyền thống như mía, bắp... để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm...

Cách đây 6 năm, khi ấy mắc ca còn là cây trồng xa lạ đối với nhà nông thì anh Nguyễn Văn Thạch, tổ 17, phường 2, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã mạnh dạn trồng 5 ha xen lẫn với cà phê.

Đất trồng chè phải có phản ứng chua, pH tốt nhất là 5,0 - 5,5; pH > 6 thì không nên trồng chè vì khi pH > 7 thì chè có thể bị chết, pH < 4 thì chè phát triển rất kém.

Hưởng ứng Tuần lễ Nước Quốc tế, từ ngày 23 -28/8, mạng thông tin toàn cầu của Tập đoàn Nestlé có trụ sở ở Vevey (Thụy Sỹ) đã đăng tải thông tin ghi nhận sáng kiến của nông dân Việt Nam trong việc giúp tiết kiệm nước trong việc trồng cà phê.

Theo kế hoạch, trong năm 2015, tỉnh Bình Định sẽ xây dựng thành công thương hiệu “Bò Bình Định”.