Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cho Từng Loại Cây Trồng

Đó là khẳng định của ông Mai Anh Tuấn, quyền Giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ABIC), Chi nhánh Cần Thơ, tại hội nghị “Phát triển kênh phân phối kết hợp Ngân hàng - Bảo hiểm khu vực ĐBSCL” diễn ra vào ngày 1-11. Ông Tuấn nhìn nhận: Loại hình bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang khó triển khai tại ĐBSCL.
Sản phẩm nông sản là mặt hàng đặc biệt khi được bảo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro do khó xác định, kiểm soát tính khách quan của các nguyên nhân gây mất mùa, chất lượng không như mong đợi. Sắp tới, chúng tôi sẽ có kế hoạch nghiên cứu các dạng BHNN theo từng loại cây trồng khác nhau để thí điểm ở một số địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai sẽ cần phải có lộ trình và cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các cấp ngành có liên quan”.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Tổng Giám đốc ABIC, đối với loại hình BHNN hiện nay, công ty chưa thể triển khai trực tiếp với nông dân mà chỉ có hình thức nhận tái BHNN từ Công ty bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Minh. 9 tháng đầu năm 2013, ABIC nhận khoảng 200 triệu đồng phí tái BHNN từ 2 đơn vị này; tuy nhiên số tiền bồi thường ghi nợ đến nay hơn 5 tỷ đồng.
Ông Dương Quốc Xuân, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, kỳ vọng loại hình BHNN cho nông dân tại ĐBSCL sẽ được cải thiện và được nhiều công ty bảo hiểm quan tâm hơn, khi các mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh hiện có 2.559 ha ca cao, trong đó khoảng 70% diện tích được trồng bằng các giống ghép, chủ yếu là 5 dòng TC của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và 8 dòng TD nhập nội do Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.

Chưa năm nào người trồng dưa ở Phú Yên điêu đứng như năm nay, đầu vụ dưa rớt giá, cuối vụ gặp mưa to bị ngập úng, dưa nũng thối. Khi thu hoạch, dưa bán không ai mua, làm thức ăn cho gia súc.

Đêm 16/6, anh Nguyễn Minh Chiến (ngụ TP Cao Lãnh - Đồng Tháp) đánh lưới bắt được con cá tra dầu dài hơn 1,4 m, đường kính hơn 80 cm và nặng tới 63 kg trên sông Tiền.

Sáng 14-6, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội thảo phát triển bền vững vùng cây thanh long trên địa bàn tỉnh. Ngoài các đại biểu là lãnh đạo tỉnh, ban ngành, hội thảo còn thu hút hơn 150 nông dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành đến dự.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…