Bao Giờ Rau, Quả, Trái Cây Được Như Gạo?

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự kiến, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau năm 2014 sẽ đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Con số này sẽ tiếp tục tăng nếu chúng ta biết khai thác tốt nguồn lợi từ mặt hàng này.
Theo Vinafruit, quý I-2014, giá trị xuất khẩu mặt hàng trái cây và rau quả của Việt Nam đạt 215 triệu USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm xuất khẩu chính là thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, vú sữa, chôm chôm và bưởi với 5 thị trường nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan và Malaysia.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Ngoài ra, năm nay được coi là năm khởi sắc của mặt hàng trái cây Việt Nam.
Doanh thu xuất khẩu trái cây và rau quả của Việt Nam đã tăng bình quân hơn 30% hằng năm trong vòng 4 năm qua; từ mức 460 triệu USD năm 2010, lên 1,04 tỷ USD năm 2013 và dự kiến năm 2014 là 1,2 tỷ USD.
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Phạm Đồng Quảng cho biết, diện tích trồng trái cây trên cả nước khoảng 874.000ha, trải dọc khắp tất cả các tỉnh, thành phố và sản lượng trái cây hằng năm thu được khoảng hơn 9,5 triệu tấn. Hiện xuất khẩu trái cây Việt Nam mới chiếm 0,1% tổng giao dịch thương mại toàn cầu. Dù tiềm năng lớn, song do sản xuất manh mún, thiếu tập trung, chưa có quy hoạch và tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, nên việc xuất khẩu mặt hàng này còn nhiều hạn chế.
Tổng Thư ký Hiệp hội Trái cây Việt Nam Nguyễn Văn Kỳ cho rằng, nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán đã làm tăng chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, nông dân vẫn sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp, chưa xác định rõ xu hướng xuất khẩu, sự đầu tư về giống, kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
Bộ NN&PTNT cần xây dựng chiến lược cho mặt hàng trái cây, quy hoạch vùng cụ thể. Bên cạnh đó, muốn nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm Việt Nam, các phương pháp sản xuất sạch như VietGAP và GlobalGAP cần được áp dụng nhất quán bởi các bên liên quan trong thị trường, cùng với việc phối hợp các hoạt động xuất khẩu.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, sự tham gia của các doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Do khả năng bảo quản sau thu hoạch kém, dẫn tới tính cạnh tranh mặt hàng này trên thị trường còn yếu. Nhiều đợt xuất khẩu trái cây phải chịu thua thiệt, do kiểm dịch phát hiện sâu bệnh, bị trả lại.
Chỉ một số ít sản phẩm Việt Nam đủ tiêu chuẩn thâm nhập phân khúc thị trường cao cấp, trong đó có thị trường khó tính Nhật Bản. Chính vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ, đầu tư nhiều hơn vào kỹ thuật chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Theo PGS. TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, trái cây là mặt hàng có tiềm năng rất lớn, nếu khai thác tốt, có định hướng rõ ràng, giá trị xuất khẩu mặt hàng này có thể tương đương với xuất khẩu gạo và thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, cùng với nhiều mô hình kinh tế đang được người dân xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, thực hiện thì mô hình chăn nuôi trâu đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân ổn định cuộc sống.

Những năm gần đây, huyện Nghĩa Hưng đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở cả 2 vụ. Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất để chủ động mùa vụ, chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mở rộng diện tích cây màu vụ đông để nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho nông dân trên đơn vị diện tích, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

Vụ hè thu, huyện Núi Thành sạ cấy 3.700ha lúa, vượt 300ha so với kế hoạch. Hiện nay, lúa đang ở giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh và sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên gần đây sâu keo phát sinh, gây hại diện rộng, mật độ từ 1 - 2 con/m2, có nơi 10 con/m2 ở hầu hết các vùng lúa.

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa mưa, để chống lũ an toàn cho vùng hạ du và điều tiết nước cho đồng bằng Bắc bộ, hồ sông Đà thủy điện Hòa Bình lại bắt đầu xả lũ. Những đàn cá trên lòng hồ vùng thượng nguồn vào mùa này buộc phải di cư vì nước rút, dẫn đến hiện tượng cá sặc bùn ở vùng trung lưu đã trở thành quy luật khi mùa lũ về...

Tháng 5/2015, XK tôm Việt Nam đạt 242,7 triệu USD, tăng 9% so với tháng 4/2015, tuy nhiên vẫn giảm 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm 5 tháng đầu năm đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm 2014.