Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bằng Lãng (Bắc Kạn) Khai Thác Hiệu Quả Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Bằng Lãng (Bắc Kạn) Khai Thác Hiệu Quả Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 14/07/2014

Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của người dân xã Bằng Lãng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) trong những năm gần đây. Nhờ con cá mà nhiều hộ dân có nguồn thức ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày, có thêm thu nhập để vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu.

Thực hiện mô hình vụ cá-vụ lúa trên 3.000m2 ruộng, ngoài đảm bảo về lương thực thì mỗi vụ cá gia đình ông Triệu Văn Ninh, thôn Nà Khắt thu về hơn 15 triệu đồng.

Với người nông dân việc đắp bờ làm ao thả cá ở khe, lạch... chủ động được nguồn nước đã là truyền thống từ lâu đời. Cứ như vậy diện tích ngày một tăng, chỉ từ những diện tích chuyên thả cá thì người dân xã Bằng Lãng đã nhân rộng diện tích bằng hình thức luân canh vụ cá- vụ lúa; đến nay diện tích toàn xã tăng lên hơn 20ha diện tích mặt nước.

Ông Triệu Văn Ninh, thôn Nà Khắt có thâm niên thả cá theo hình thức vụ cá-vụ lúa hơn chục năm nay. Ông chia sẻ: do thiếu nhân lực, con cái ra ở riêng nên với 3.000m2 diện tích ruộng gia đình ông làm lúa một vụ đã dư thóc để ăn, còn một vụ để thả cá.

Hình thức này là sự cộng hưởng hỗ trợ cho nhau bởi thả cá sẽ tạo màu, giúp cây lúa phát triển tốt hơn mà không cần phân bón, hạn chế được sự xuất hiện của cỏ; còn trồng lúa là một cách để phơi ao.

Như năm 2013, gia đình ông cấy lúa Thái Bình vụ xuân năng suất đạt 9 tạ/1.000 m2 gấp hai lần so với làm lúa hai vụ; vụ mùa thả cá với hơn 3.000 con cá chép ruộng tự nhân giống, 200 con cá trắm chỉ trong vòng 6 tháng thì tháo ao gia đình thu về 15 triệu đồng. Không mất quá nhiều công chăm sóc vì thức ăn cho cá chủ yếu là cỏ, lá ngô, bột cám gạo, cám ngô...

Hay gia đình ông Lèng Văn Thân, thôn Khuổi Tặc khi nhận thấy trồng lúa phải mất nhiều công chăm sóc trong khi gia đình chỉ có hai vợ chồng là lao động chính, ông đầu tư thuê máy xúc tạo mặt bằng 4.000m2 để chuyên làm ao thả cá.

Cá được chăn bằng nguồn thức ăn tận dụng sẵn trong tự nhiên nên chất lượng cá của gia đình ông Thân được thị trường tin dùng; để giảm chi phí và cung cấp nguồn cá giống cho địa phương năm 2012 gia đình ông mở rộng thêm 1.500m2 để làm ao nuôi cá giống với chủng loại cá là chép, rô phi đơn tính, trắm...

Ngoài ra, thực hiện mô hình khép kín, gia đình ông nuôi thêm lợn mỗi lứa 20 con, vừa tận dụng phân thải xuống ao làm nguồn thức ăn cho cá, vừa làm hầm Biogas để phục vụ sinh hoạt gia đình. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình ông trừ chi phí cũng thu về hơn trăm triệu đồng.

Nằm sát thị trấn Bằng Lũng, lại có uy tín là cá sạch của địa phương nên việc tiêu thụ cá của người dân Bằng Lãng khá thuận lợi, từ chỗ người dân chỉ nuôi để cung cấp thêm thực phẩm cho gia đình thì nay nhiều hộ đã nâng quy mô lên thành hàng hóa. Xã Bằng Lãng xác định phát triển nghề nuôi thủy sản là một trọng tâm trong phát triển kinh tế có thể giúp người xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Trong những năm qua, để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản phát triển Chính quyền xã đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương để người dân có thể chủ động được nguồn nước; khuyến khích người dân thực hiện mô hình một vụ cá-một vụ lúa nhằm cải tạo đất và hướng đến thực hiện những cánh đồng 70 triệu đồng.

Để có hiệu quả, Chính quyền xã chỉ đạo các hội, đoàn thể phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và phòng bệnh cho cá, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu nhằm đảm bảo nguồn cá sạch cho thị trường.

Nghề nuôi trồng thủy sản ở Bằng Lãng tuy vẫn ở dạng tiềm năng bởi còn nhiều khe, lạch...chưa được người dân khai thác triệt để nhưng có thể khẳng định rằng nghề nuôi thủy sản đã và đang góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Cát Hải (Bình Định) Thu Nhập Khá Từ Cây Hành Cát Hải (Bình Định) Thu Nhập Khá Từ Cây Hành

Hành là cây trồng chính ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát - Bình Định), được cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm, gồm vụ Đông Xuân, vụ Hè và vụ Thu Đông, tổng diện tích hàng trăm hec ta. Ở vụ Hè này, toàn xã xuống giống hơn 81 ha hành, thu hoạch bán được giá cao, người trồng hành rất phấn khởi.

16/06/2014
Xuất Hiện Trên Thị Trường Đã Lâu Nhưng Gần Đây Trào Lưu Ăn Rau Rừng Bỗng Rộ Lên Tại TP HCM Xuất Hiện Trên Thị Trường Đã Lâu Nhưng Gần Đây Trào Lưu Ăn Rau Rừng Bỗng Rộ Lên Tại TP HCM

Không chỉ được bán ở những nhà hàng, quán ăn đặc sản vùng miền, rau rừng còn được bán kèm với bánh xèo, thịt bò và bắt đầu chen chân vào siêu thị.

16/06/2014
Lý Sơn (Quảng Ngãi) Nguy Cơ Hạn Nặng Lý Sơn (Quảng Ngãi) Nguy Cơ Hạn Nặng

Đến thời điểm này, hồ chứa nước Thới Lới ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã xuống đến mực nước “chết”. Còn các giếng nước trên huyện đảo này hầu như bị nhiễm mặn khiến 130 ha hoa màu có khả năng bị hạn…

16/06/2014
Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cá Lóc Bông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Khoảng 4 năm trở lại đây, nhiều gia đình ở xã Thụy Liên (Thái Thụy - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình nuôi cá lóc bông cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện mô hình nuôi cá lóc bông của gia đình anh Bùi Sỹ Trạng, thôn Cam Ðoài đang cho thu nhập rất ổn định, bình quân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm.

17/06/2014
Khi Bò Cười, Heo Khóc Khi Bò Cười, Heo Khóc

Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười nhìn thấy một biểu giá đi lên của loại thịt đại gia súc này: “Năm 1980, giá thịt bò chỉ bằng nửa giá thịt heo. Năm 1990, giá thịt bò bằng thịt heo. Năm 2000 giá đã gấp đôi, và đến năm 2010 thì đã gấp 4 lần!”.

17/06/2014