Bản Xen khởi động Dự án nuôi cá trắm thâm canh

Hình thức thâm canh thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trước đây, việc nuôi cá tại xã Bản Xen chủ yếu theo hình thức quảng canh, dựa hoàn toàn vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên, nên hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, một số hộ dân nuôi thử nghiệm giống cá trắm trắng theo hình thức thâm canh, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn, bình quân mỗi năm cho thu hơn 2 tỷ đồng, tương đương 40 – 41 tấn cá trắm trắng.
Để nhân rộng và đưa vào sản xuất hiệu quả, xã đã khởi động Dự án “Nuôi cá trắm thâm canh” trên diện tích 5ha, chủ yếu tại các thôn: Na Phả, Cốc Mui và Đậu Lùng. Thời gian triển khai thực hiện dự án từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2017.
Việc triển khai dự án được xem là hướng đi tích cực của địa phương trong chuyển đổi giống vật nuôi, đồng thời thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Chất lượng con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất giống tôm “sạch” là điều cấp thiết hiện nay đối với Quảng Nam.

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.

Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.