Bản Xen khởi động Dự án nuôi cá trắm thâm canh

Hình thức thâm canh thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trước đây, việc nuôi cá tại xã Bản Xen chủ yếu theo hình thức quảng canh, dựa hoàn toàn vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên, nên hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, một số hộ dân nuôi thử nghiệm giống cá trắm trắng theo hình thức thâm canh, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn, bình quân mỗi năm cho thu hơn 2 tỷ đồng, tương đương 40 – 41 tấn cá trắm trắng.
Để nhân rộng và đưa vào sản xuất hiệu quả, xã đã khởi động Dự án “Nuôi cá trắm thâm canh” trên diện tích 5ha, chủ yếu tại các thôn: Na Phả, Cốc Mui và Đậu Lùng. Thời gian triển khai thực hiện dự án từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2017.
Việc triển khai dự án được xem là hướng đi tích cực của địa phương trong chuyển đổi giống vật nuôi, đồng thời thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).

Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.