Bản Xen khởi động Dự án nuôi cá trắm thâm canh

Hình thức thâm canh thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trước đây, việc nuôi cá tại xã Bản Xen chủ yếu theo hình thức quảng canh, dựa hoàn toàn vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên, nên hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, một số hộ dân nuôi thử nghiệm giống cá trắm trắng theo hình thức thâm canh, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn, bình quân mỗi năm cho thu hơn 2 tỷ đồng, tương đương 40 – 41 tấn cá trắm trắng.
Để nhân rộng và đưa vào sản xuất hiệu quả, xã đã khởi động Dự án “Nuôi cá trắm thâm canh” trên diện tích 5ha, chủ yếu tại các thôn: Na Phả, Cốc Mui và Đậu Lùng. Thời gian triển khai thực hiện dự án từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2017.
Việc triển khai dự án được xem là hướng đi tích cực của địa phương trong chuyển đổi giống vật nuôi, đồng thời thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá ở xã Chiềng La (Thuận Châu, Sơn La) là một trong những nghề được người dân duy trì từ rất lâu, tuy nhiên, chỉ mang tính tự cung, tự cấp là chính...

Vụ tôm năm 2015, các xã vùng hạ của huyện Châu Thành, tỉnh Long An thả nuôi hơn 1.231ha tôm các loại, trong đó, có hơn 490ha tôm sú, 740ha tôm thẻ và 1ha tôm càng xanh. Vụ 1, nông dân thả nuôi gần 570ha, vụ 2 gần 470ha, tôm nuôi vụ nghịch gần 200ha.

Tôm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Những năm vừa qua, mô hình lúa – tôm (Thoại Sơn - An Giang) từng bước mang lại hiệu quả cho nông dân.

Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh vừa phối hợp với Hội nông dân xã Hoàng Tân tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cua biển lột và cua gạch trong lồng cho 50 bà con nông dân trên địa bàn xã.

Ngày 10/11, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước (Cà Mau) tổ chức hội thảo chuyên đề một số giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm. Trên 100 nông dân nuôi tôm công nghiệp trong huyện tham dự.