Bản Xen khởi động Dự án nuôi cá trắm thâm canh

Hình thức thâm canh thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trước đây, việc nuôi cá tại xã Bản Xen chủ yếu theo hình thức quảng canh, dựa hoàn toàn vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên, nên hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, một số hộ dân nuôi thử nghiệm giống cá trắm trắng theo hình thức thâm canh, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn, bình quân mỗi năm cho thu hơn 2 tỷ đồng, tương đương 40 – 41 tấn cá trắm trắng.
Để nhân rộng và đưa vào sản xuất hiệu quả, xã đã khởi động Dự án “Nuôi cá trắm thâm canh” trên diện tích 5ha, chủ yếu tại các thôn: Na Phả, Cốc Mui và Đậu Lùng. Thời gian triển khai thực hiện dự án từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2017.
Việc triển khai dự án được xem là hướng đi tích cực của địa phương trong chuyển đổi giống vật nuôi, đồng thời thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).