Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bán một quả dừa sáp mua được nửa tạ thóc

Bán một quả dừa sáp mua được nửa tạ thóc
Ngày đăng: 27/10/2015

Dọc theo tuyến đường Quốc lộ 54 qua huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có rất nhiều điểm bán dừa sáp quả và cây dừa sáp giống.

Đây là một đặc sản chỉ có ở vùng đất Cầu Kè, Trà Vinh này.

Năm nay, do sản lượng không nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ mạnh nên giá dừa sáp khá cao.

Hiện giá dừa sáp tại Cầu Kè (Trà Vinh) có giá khoảng 150 ngàn đồng/quả loại 1, hơn 100 ngàn đồng/quả loại 2 (cao hơn chục lần so với giống dừa bình thường - PV) nhưng vẫn không có đủ hàng để bán, ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu.

Không chỉ quả dừa mà giá dừa giống cũng ở mức cao 30.000 đồng/cây, nhưng cũng được tiêu thụ mạnh.

Một quả dừa sáp bằng chục quả dừa thường Ông Thạch Em, trồng 5 công dừa sáp ở ấp Chông Nô 2 (Hòa Tân, Cầu Kè, Trà Vinh) cho biết:

“Hiện tại quả 1 quả dừa sáp có thể mua gần nửa tạ thóc nên bà con trồng dừa rất phấn khởi, nhiều người làm giàu nhờ trồng dừa sáp.

Dừa có giá “đắt đỏ” như vậy nhưng nhiều người vẫn mua về thưởng thức nhờ lạ, ngon và chỉ có ở vùng này nên càng hiếm”.

Theo ông Thạch Em, vùng Hòa Tân tỷ lệ dừa sáp trên buồng khoảng 25 - 30% còn đem qua các vùng khác tỷ lệ sáp ít hơn nhiều nên nhiều năm qua giống dừa sáp vẫn là đặc sản số 1 ở địa phương.

Dừa sáp giống cũng được tiêu thụ mạnh Ông Thạch Phu My, Chủ nhiệm hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân cho biết:

“Hiện dừa sáp được bán ngay tại địa phương có khách du lịch và tiêu thụ mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với giá rất cao.

Hợp tác xã có 19 xã viên mỗi năm thu hoạch khoảng 4.000 quả dừa sáp không đủ tiêu thụ nên hợp tác xã làm đầu mối thu mua dừa sáp của những hộ dân khác để tiêu thụ”.

Cách nhận biết dừa có sáp đặc ruột hay không Theo ông My, hầu hết giống dừa sáp từ lâu đời nên đã thoái hóa, hợp tác xã đang được Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu (Bến Tre), Sở Khoa học công nghệ tỉnh hỗ trợ đầu tư khôi phục 6 ha giống dừa sáp ở địa phương với kỹ thuật mới cho thụ phấn nhân tạo, nếu hiệu quả sẽ hỗ trợ thêm 50 ha nữa.

Ngoài ra, nhiều bà con xã viên còn mua giống dừa sáp mới như sáp ngọt, sáp thơm… dự kiến trong thời sẽ có nhiều sản phẩm dừa sáp trên thị trường.

Dừa sáp để trang trọng trên kệ và có ghi ký hiệu để nhận biết Suốt thời gian dài dừa sáp có giá “siêu khủng” nên đã đem lại cuộc sống ấm no cho bà con đồng bào Khmer ở địa phương.

Một số hộ khấm khá trở thành triệu phú cũng nhờ loại quả đặc sản này.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển kinh tế từ giống táo Thái Lan Phát triển kinh tế từ giống táo Thái Lan

Cây táo Thái Lan đang được người dân của xã Hát Lót (Mai Sơn - Sơn La) lựa chọn trồng thay thế cho một số cây trồng kém hiệu quả. Cây táo không chỉ giúp người dân giảm nghèo, cải thiện đời sống, mà còn trở thành cây mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân nơi đây.

16/11/2015
Mua đặc sản Đà Lạt, rước về cục tức Mua đặc sản Đà Lạt, rước về cục tức

Đặc sản chính hiệu của Đà Lạt không nhiều nhưng trên thị trường đâu đâu cũng thấy bán đặc sản của TP này.

16/11/2015
Nông dân trồng mía Hậu Giang phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá Nông dân trồng mía Hậu Giang phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá

Đời sống của nông dân Hậu Giang cải thiện đáng kể nhờ nguồn thu nhập từ 35 triệu đồng - hơn 100 triệu đồng/ha mía.

16/11/2015
Tái canh cây cà phê thực trạng đáng lo ngại Tái canh cây cà phê thực trạng đáng lo ngại

Một số thực trạng đáng lo ngại của ngành cà phê Việt Nam là Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù...

16/11/2015
Triển khai cấp mã số cho vùng trồng xoài Cao Lãnh Triển khai cấp mã số cho vùng trồng xoài Cao Lãnh

Đây là hoạt động tiếp theo sau khi trái xoài cát chu Đồng Tháp chính thức có mặt tại hệ thống các siêu thị tại Nhật Bản đầu tháng này.

16/11/2015