Bán một quả dừa sáp mua được nửa tạ thóc
Dọc theo tuyến đường Quốc lộ 54 qua huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có rất nhiều điểm bán dừa sáp quả và cây dừa sáp giống.
Đây là một đặc sản chỉ có ở vùng đất Cầu Kè, Trà Vinh này.
Năm nay, do sản lượng không nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ mạnh nên giá dừa sáp khá cao.
Hiện giá dừa sáp tại Cầu Kè (Trà Vinh) có giá khoảng 150 ngàn đồng/quả loại 1, hơn 100 ngàn đồng/quả loại 2 (cao hơn chục lần so với giống dừa bình thường - PV) nhưng vẫn không có đủ hàng để bán, ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu.
Không chỉ quả dừa mà giá dừa giống cũng ở mức cao 30.000 đồng/cây, nhưng cũng được tiêu thụ mạnh.
Một quả dừa sáp bằng chục quả dừa thường Ông Thạch Em, trồng 5 công dừa sáp ở ấp Chông Nô 2 (Hòa Tân, Cầu Kè, Trà Vinh) cho biết:
“Hiện tại quả 1 quả dừa sáp có thể mua gần nửa tạ thóc nên bà con trồng dừa rất phấn khởi, nhiều người làm giàu nhờ trồng dừa sáp.
Dừa có giá “đắt đỏ” như vậy nhưng nhiều người vẫn mua về thưởng thức nhờ lạ, ngon và chỉ có ở vùng này nên càng hiếm”.
Theo ông Thạch Em, vùng Hòa Tân tỷ lệ dừa sáp trên buồng khoảng 25 - 30% còn đem qua các vùng khác tỷ lệ sáp ít hơn nhiều nên nhiều năm qua giống dừa sáp vẫn là đặc sản số 1 ở địa phương.
Dừa sáp giống cũng được tiêu thụ mạnh Ông Thạch Phu My, Chủ nhiệm hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân cho biết:
“Hiện dừa sáp được bán ngay tại địa phương có khách du lịch và tiêu thụ mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với giá rất cao.
Hợp tác xã có 19 xã viên mỗi năm thu hoạch khoảng 4.000 quả dừa sáp không đủ tiêu thụ nên hợp tác xã làm đầu mối thu mua dừa sáp của những hộ dân khác để tiêu thụ”.
Cách nhận biết dừa có sáp đặc ruột hay không Theo ông My, hầu hết giống dừa sáp từ lâu đời nên đã thoái hóa, hợp tác xã đang được Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu (Bến Tre), Sở Khoa học công nghệ tỉnh hỗ trợ đầu tư khôi phục 6 ha giống dừa sáp ở địa phương với kỹ thuật mới cho thụ phấn nhân tạo, nếu hiệu quả sẽ hỗ trợ thêm 50 ha nữa.
Ngoài ra, nhiều bà con xã viên còn mua giống dừa sáp mới như sáp ngọt, sáp thơm… dự kiến trong thời sẽ có nhiều sản phẩm dừa sáp trên thị trường.
Dừa sáp để trang trọng trên kệ và có ghi ký hiệu để nhận biết Suốt thời gian dài dừa sáp có giá “siêu khủng” nên đã đem lại cuộc sống ấm no cho bà con đồng bào Khmer ở địa phương.
Một số hộ khấm khá trở thành triệu phú cũng nhờ loại quả đặc sản này.
Có thể bạn quan tâm

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, chiều nay (22/7), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát có buổi làm việc với UBND tỉnh để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH và những kết quả cơ bản trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.