Bán lá cây, thu tiền tỷ

Ông Nguyễn Văn Liệt, ấp Tân Thạnh, xã Tân Thiềng (Chợ Lách, Bến Tre) đã 10 năm gắn bó với nghề trồng trúc đóm trong nhà lưới và cau vàng trồng xen vườn cây ăn trái đặc sản, chia sẻ: Bây giờ trồng trúc đóm và cau vàng thu nhập cao hơn vườn cây đặc sản mà không sợ dội hàng.
Ở xã Tân Thiềng và Cái Mơn có cả chục vựa mua lá trúc đóm và cau vàng chuyển về các thành phố lớn bán cho các tiệm hoa tươi. Mỗi ngày có vài tấn cành trúc đóm và cau vàng được thương lái thu mua chuyển đi bằng xe tải lớn. Thu hoạch khỏe lắm, đến thời điểm thu hoạch thì thương lái vào tận vườn tự cắt, gom, nhà vườn chỉ việc đếm số lượng lá rồi lấy tiền.
Ông Liệt tính: Bình quân 1.000 m2 nhà vườn đầu tư trồng khoảng 20.000 bịch hoặc chậu trúc nâu, trồng xuống đất thì cây càng tốt. Nhà vườn cứ sử dụng 3 bao mụn dừa trộn với 1 bao vỏ trấu rồi vô bịch, chậu hoặc rải đều trên mặt đất mua cành trúc về giấm xuống, tưới là cây đâm nhánh ra lá sum suê.
Trúc đóm phải trồng trong nhà lưới cây mới phát triển tốt và đạt hiệu quả cao. Bình quân 1.000 m2 trồng trúc đóm nhà vườn tốn khoảng 50 triệu đồng đầu tư nhà lưới, hom giống, mụn dừa…
Sau 4 tháng trồng nhà vườn bắt đầu thu hoạch 1 lần/tháng. Bình quân mỗi chậu thu hoạch 1 nhánh thì tổng thu 20.000 nhánh nhân với giá bán 500 đồng/nhánh, nhà vườn thu về 10 triệu đồng/tháng/1.000 m2.
Đầu tư trồng trúc đóm sau 10 tháng nhà vườn đã thu lại đủ vốn, từ tháng thứ 11 trở đi lãi ròng 10 triệu đồng/tháng/1.000 m2. Bình quân 1.000 m2 trồng trúc đóm một năm nhà vườn thu về lãi ròng trên 100 triệu đồng/1.000 m2.
Mô hình trồng trúc đóm, cau vàng bán lá đã xuất hiện từ năm 2005 đến nay và đã có nhiều hộ trồng xen trong vườn cây ăn trái thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm. |
Nếu nhà vườn ít vốn thì đầu tư ban đầu khoảng 100 m2 trồng để nắm vững kỹ thuật sau đó mở rộng diện tích là cách làm bền vững. Trúc đóm đầu tư một lần, nhà vườn thụ hưởng khoảng 7 năm sau mới cải tạo trồng mới.
Đối với cây cau vàng trồng xen trong vườn cây ăn trái hiệu quả khá cao. Bình quân 1.000 m2 trồng xen khoảng 1.000 gốc cau vàng với khoảng 3 triệu tiền giống, sau 6 tháng trồng là thu hoạch. Bình quân 1 lần thu hoạch lá cau vàng bán khoảng 2 triệu đồng/1.000 m2. Một năm thu 6 lần thì tổng thu là 12 triệu đồng không tốn mấy chi phí đầu tư.
Ông Liệt nói: Thương lái đến tận vườn thu hoạch lá cau vàng gom lại xong nhà vườn chỉ việc đếm lá lấy tiền.
Bà Nguyễn Thị Bích, thương lái chuyên thu mua lá cây kiểng ở ấp Tân Tây, xã Phú Sơn (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết, trung bình mỗi ngày thu mua từ 6.000 - 10.000 lá cau vàng, giá dao động từ 300 - 500 đồng/lá tùy kích cỡ.
Sau khi thu gom đầy xe thì chuyển bán cho các cơ sở, cửa hàng hoa tươi ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh trong khu vực. Lá cây kiểng rất hút hàng và được giá nhất trong các dịp lễ, tết vì nhu cầu cho việc trang trí lẵng hoa tươi tăng cao.
Ông Dương Văn Huyền, Chủ nhiệm HTX Cây giống và hoa kiểng Cái Mơn (Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre) cho biết, thời gian gần đây các loại kiểng lá có đầu ra ổn định, ít chi phí đầu tư và công chăm sóc nên nhiều xã viên của HTX tham gia trồng kiểng bán lá, có hộ thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, đến ngày thu hoạch là thương lái đến tận vườn cắt lá chuyển lên xe tải chở đi.
Có thể bạn quan tâm

Lợi dụng nhu cầu cần trị bệnh trên cây có múi của nhiều nhà vườn, một số công ty đã đến tư vấn các chế phẩm nông nghiệp ngăn chặn bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên cây cam sành. Trong khi các cơ quan chuyên môn Hậu Giang khẳng định, đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại phân, thuốc nào có khả năng đặc trị được dịch bệnh nguy hiểm này.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Chợ Lách (Bến Tre) phát huy tốt thế mạnh kinh tế vườn với nhiều loại hoa kiểng, cây ăn trái đặc sản. Làng nghề hoa kiểng - cây giống Cái Mơn (xã Vĩnh Thành) có truyền thống trăm năm, đã đưa sản phẩm của vùng đi khắp cả nước.

Người dân xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành - Nghệ An) ai cũng nể phục nghị lực của ông Nguyễn Hữu Bình (SN 1958). Từ hai bàn tay trắng, ông đã vươn lên làm giàu trên vùng đất khó bằng nghề trồng cam, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương...

Đây là các bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa gây hại cho nhiều nông dân và doanh nghiệp thu mua thanh long xuất khẩu. Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện trên cành, bẹ non, trái non và trái chín chuẩn bị thu hoạch.

Được biết, Cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm. Hơn nữa, cam Hà Giang có hạt, khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm. Vào mùa thu hoạch, giá cam Hà Giang được bán tại vườn khoảng 15.000 đồng/kg (chưa tính công hái, cước phí vận chuyển), cuối vụ giá lên đến 50.000 đồng/kg. Bởi vậy, cam Hà Giang trên thị trường không thể giá rẻ như vậy.