Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ban Hành Tiêu Chí Cánh Đồng Mẫu Lớn

Ban Hành Tiêu Chí Cánh Đồng Mẫu Lớn
Ngày đăng: 22/10/2014

UBND tỉnh vừa có quyết định ban hành tiêu chí xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm tạo điều kiện để nông dân liên kết trong sản xuất, áp dụng đồng bộ và có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa, gạo, làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam trong nước và xuất khẩu.

Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo. Trên “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước dịch vụ hóa các khâu trong sản xuất, từ đầu vào đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ...

Yêu cầu của mô hình cánh đồng lớn là hệ thống đê bao, giao thông nội đồng tương đối hoàn chỉnh, phù hợp cho việc chủ động sản xuất, đưa cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch. Nông dân tham gia mô hình với tinh thần tự nguyện, tuân thủ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động tham gia mô hình. Mô hình phải có hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động tốt, Hội đồng quản trị có đủ năng lực điều hành và năng động trong sản xuất và hợp tác kinh doanh.

Đối với kỹ thuật canh tác, cần đẩy mạnh tăng cường năng lực sản xuất cho nông dân thông qua hình thức tọa đàm, tập huấn để nông dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Bố trí mùa vụ thích hợp đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ ít nhất 20 ngày, xuống giống tập trung đồng loạt theo lịch xuống giống né rầy của địa phương, áp dụng quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo đó, quyết định cũng quy định tiêu chí về vệ sinh đồng ruộng, về lúa giống, hình thức gieo sạ, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc được phép sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam, khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh thái (ruộng lúa - bờ hoa) trong quản lý dịch hại, 100% diện tích thu hoạch bằng cơ giới hóa. Đồng thời tiến tới thực hiện sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP, đây là cơ sở cho việc tiến tới sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Mô hình xây dựng trên nền tảng liên kết 4 nhà hình thức liên kết được thể hiện thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, Tổ hợp tác, nông dân sản xuất lúa theo phương thức có lợi cho cả đôi bên...


Có thể bạn quan tâm

Toan Tính Cho Cao Su Thanh Hóa Toan Tính Cho Cao Su Thanh Hóa

Tính đến thời điểm này Cty cao su Thanh Hóa có 251 ha cao su đưa vào khai thác. Hiện Cty đang tập trung chăm sóc đợt 2 diện tích 2.500 ha cao su kiến thiết cơ bản, phấn đấu đến 15/10 hoàn thành.

07/10/2014
Sản Lượng Lúa Năm 2014 Đạt Gần 1,4 Triệu Tấn Sản Lượng Lúa Năm 2014 Đạt Gần 1,4 Triệu Tấn

Vụ lúa TĐ có hơn 63.230 ha (tăng hơn 13.000 ha so kế hoạch) đang thu hoạch, năng suất bình quân đạt 5,1 tấn/ha. Tính trong 9 tháng đầu năm 2014 sản lượng lúa thu hoạch đạt hơn 1,33 triệu tấn, tăng hơn 70.650 tấn so với cùng kỳ. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Cần Thơ tiếp tục gia tăng năng suất và sản lượng lúa.

07/10/2014
Cao Su, Hồ Tiêu Gãy Đổ Hàng Loạt Cao Su, Hồ Tiêu Gãy Đổ Hàng Loạt

Đêm 5/10, trên địa bàn xã Minh Lập (huyện Chơn Thành), Quang Minh và Tân Hưng (huyện Hớn Quản), đã xảy ra những cơn mưa dông, kèm lốc xoáy khiến hàng chục ngàn cây cao su từ 10-12 năm tuổi, đang trong kỳ khai thác bị gãy đổ. Còn tại các xã Lộc Phú, Lộc Quang (huyện Lộc Ninh), mưa dông cũng khiến hàng chục ngàn nọc tiêu của người dân bị hư hại nặng.

07/10/2014
Phát Hiện 2 Mẫu Phân Bón Giả Ở Kiên Giang Phát Hiện 2 Mẫu Phân Bón Giả Ở Kiên Giang

Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa có văn bản gửi Cục Trồng trọt, Thanh tra Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Cần Thơ và Hậu Giang đề nghị có biện pháp quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ việc.

07/10/2014
Ấn Độ Nhập Khẩu Tiêu Việt Nam Nhiều Nhất Ấn Độ Nhập Khẩu Tiêu Việt Nam Nhiều Nhất

Trong 7 tháng đầu năm 2014, nhìn chung, kim ngạch XK hạt tiêu của Việt Nam sang các nước khu vực Nam Á đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013: Ấn Độ tăng 109,66%; Pakistan tăng 211,13%; Banladesh tăng 410,94%; Nepal tăng 748%; Sri Lanca tăng 460%.

07/10/2014