Ban hành quy định quản lý khai thác nghêu giống, nghêu bố mẹ tự nhiên và nghêu thương phẩm

Theo đó, quy định này quy định về kích cỡ, công cụ khai thác và ương dưỡng nghêu giống tự nhiên; việc bảo tồn nguồn nghêu bố mẹ tự nhiên và điều kiện khai thác nghêu thương phẩm trên vùng nuôi nghêu ven biển của tỉnh.
Đối với nghêu giống tự nhiên có kích cỡ dưới 500.000 con/kg: Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khi có sự chấp thuận của UBND xã.
Đối với nghêu giống tự nhiên có kích cỡ từ 500.000 - 1.000.000 con/kg: Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khi có sự chấp thuận của UBND xã (trong khoảng thời gian do UBND huyện xác định).
Đối với nghêu giống tự nhiên có kích cỡ từ 1.000.000 - 1.500.000 con/kg: Các tổ chức, cá nhân khai thác chỉ để ương dưỡng khi có sự chấp thuận của UBND xã (trong khoảng thời gian do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định).
Nghêu giống tự nhiên có kích cỡ từ 1.000.000 - 1.500.000 con/kg sau khi khai thác phải được ương dưỡng ở các khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp do UBND huyện quy định trên địa bàn xã Tân Điền, Tân Thành (huyện Gò Công Đông) và xã Phú Tân (huyện Tân Phú Đông).
Riêng các cơ sở ương, dưỡng có đăng ký sản xuất - kinh doanh, thì phải đảm bảo các quy định về điều kiện đối với cơ sở ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung Điều 5, Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản.
Tổ chức, cá nhân không được sử dụng phương tiện cơ giới để khai thác nghêu giống tự nhiên, nghêu thương phẩm làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản trong quá trình khai thác.
Công cụ khai thác: Sử dụng vợt cào bằng tay, vật liệu chế tạo lưỡi cào đảm bảo không độc hại, không làm ô nhiễm môi trường, không sắc nhọn dễ gây sát thương cho người lao động và các đối tượng khai thác.
Kích cỡ nghêu khai thác: Tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác khi nghêu thương phẩm đạt kích cỡ dưới 80 con/kg.
Khi thu hoạch nghêu phải thực hiện lưu lại bãi nuôi ít nhất 10% sản lượng nghêu trong kỳ thu hoạch của mỗi vụ nuôi, để bảo tồn nguồn nghêu bố mẹ tự nhiên, đảm bảo duy trì, tái tạo nguồn nghêu giống tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, thực hiện Công văn số 1240/UBND-NL của UBND tỉnh về việc kiểm tra việc gieo ươm giống mắc ca của Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai. Sở Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 277/QĐ-SNN thành lập đoàn thanh tra tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hộ dân tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) mua và trồng giống cây bơ Booth do Viện Ea Kmat (có trụ sở tại Đak Lak) cung cấp đã bị chết hàng loạt. Một số ít cây còn sống đều phát triển còi cọc.

Nhằm đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức mức phạt được tăng gấp đôi (100 triệu đồng).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.