Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ban hành quy định quản lý khai thác nghêu giống, nghêu bố mẹ tự nhiên và nghêu thương phẩm

Ban hành quy định quản lý khai thác nghêu giống, nghêu bố mẹ tự nhiên và nghêu thương phẩm
Ngày đăng: 21/09/2015

Theo đó, quy định này quy định về kích cỡ, công cụ khai thác và ương dưỡng nghêu giống tự nhiên; việc bảo tồn nguồn nghêu bố mẹ tự nhiên và điều kiện khai thác nghêu thương phẩm trên vùng nuôi nghêu ven biển của tỉnh.

Đối với nghêu giống tự nhiên có kích cỡ dưới 500.000 con/kg: Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khi có sự chấp thuận của UBND xã.

Đối với nghêu giống tự nhiên có kích cỡ từ 500.000 - 1.000.000 con/kg: Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khi có sự chấp thuận của UBND xã (trong khoảng thời gian do UBND huyện xác định).

Đối với nghêu giống tự nhiên có kích cỡ từ 1.000.000 - 1.500.000 con/kg: Các tổ chức, cá nhân khai thác chỉ để ương dưỡng khi có sự chấp thuận của UBND xã (trong khoảng thời gian do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định).

Nghêu giống tự nhiên có kích cỡ từ 1.000.000 - 1.500.000 con/kg sau khi khai thác phải được ương dưỡng ở các khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp do UBND huyện quy định trên địa bàn xã Tân Điền, Tân Thành (huyện Gò Công Đông) và xã Phú Tân (huyện Tân Phú Đông).

Riêng các cơ sở ương, dưỡng có đăng ký sản xuất - kinh doanh, thì phải đảm bảo các quy định về điều kiện đối với cơ sở ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung Điều 5, Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản.

Tổ chức, cá nhân không được sử dụng phương tiện cơ giới để khai thác nghêu giống tự nhiên, nghêu thương phẩm làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản trong quá trình khai thác.

Công cụ khai thác: Sử dụng vợt cào bằng tay, vật liệu chế tạo lưỡi cào đảm bảo không độc hại, không làm ô nhiễm môi trường, không sắc nhọn dễ gây sát thương cho người lao động và các đối tượng khai thác.

Kích cỡ nghêu khai thác: Tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác khi nghêu thương phẩm đạt kích cỡ dưới 80 con/kg.

Khi thu hoạch nghêu phải thực hiện lưu lại bãi nuôi ít nhất 10% sản lượng nghêu trong kỳ thu hoạch của mỗi vụ nuôi, để bảo tồn nguồn nghêu bố mẹ tự nhiên, đảm bảo duy trì, tái tạo nguồn nghêu giống tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Chăn Nuôi Vỗ Béo Bò Ở Lao Bảo Hiệu Quả Chăn Nuôi Vỗ Béo Bò Ở Lao Bảo

Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.

27/07/2013
Trồng Nấm Rơm Trên Bông Thải Thay Thế Rơm Rạ Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận) Trồng Nấm Rơm Trên Bông Thải Thay Thế Rơm Rạ Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)

Anh Phan Văn Thảo ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm mô hình nấm rơm trên bông thải. Bước đầu cho thấy sự khả quan, có thể mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.

07/12/2012
Khi Nông Dân Vay Vốn... Khi Nông Dân Vay Vốn...

Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.

28/07/2013
Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang) Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang)

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.

11/12/2012
Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

13/12/2012