Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản

Theo Thông tư số 16 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vị trí đặt lồng, bè của cơ sở nuôi cá phải nằm trong vùng quy hoạch để phát triển nuôi trồng thủy sản như: Không bị ảnh hưởng bởi lũ, phương tiện giao thông thủy, mức nước không bị thay đổi đột ngột, không có dòng xoáy và không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm.
Theo nội dung này, khu chế biến thức ăn cho cá phải ở vị trí riêng biệt. Thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, làm vệ sinh và khử trùng. Lồng, bè nuôi cá cũng phải được vệ sinh, khử trùng trước và sau khi nuôi theo quy trình kỹ thuật với từng đối tượng thủy sản.
Về quy định cá giống, Thông tư nêu rõ, cá giống có nguồn gốc rõ ràng, phải được mua từ các cơ sở có kiểm soát chất lượng cá bố mẹ, cá giống và quá trình sản xuất giống. Cá giống phải khỏe mạnh, được cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch.
Đối với thức ăn để nuôi cá, cơ sở nuôi cá phải sử dụng thức ăn công nghiệp được phép lưu hành tại Việt Nam, không sử dụng thức ăn đã hết hạn. Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế biến thì phải có đủ thành phần dinh dưỡng, không chứa kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Trong quá trình nuôi, cơ sở nuôi phải thường xuyên vệ sinh lưới để luôn được thông thoáng, sạch sẽ; hàng ngày theo dõi môi trường nước và hoạt động của cá. Nếu thấy môi trường nước xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời; không di chuyển cá từ lồng/bè này sang điểm khác khi đang có bệnh xảy ra.
Việc thu hoạch cá phải tuân thủ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian ngừng sử dụng thuốc, hóa chất trước khi thu hoạch cá.
Trong trường hợp các chỉ tiêu vi sinh, hóa học trong sản phẩm nuôi vượt quá giới hạn cho phép, cơ sở nuôi phải chấp hành thông báo dừng thu hoạch của cơ quan kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Đầu vụ 2014, tình hình dịch bệnh đã xảy ra với diện tích 6,29 ha, chủ yếu là bệnh đốm trắng và bệnh môi trường đã làm thiệt hại đến kinh tế của người nuôi. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình nuôi các hộ ngư dân chưa được trang bị các thiết bị đo môi trường nên việc kiểm tra các chỉ số môi trường chưa được thường xuyên và kịp thời.

Với vùng nguyên liệu chè hơn 16 ha do Công ty trồng và 10 ha được trồng trong dân, sau 3 năm cây chè đã bắt đầu cho thu hoạch. Sản phẩm trà của Công ty sản xuất đạt chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện, Công ty sản xuất 9 sản phẩm trà gồm: trà xanh truyền thống, trà xanh thơm, trà xanh hương ô long, trà ô long, trà Đông Phương mỹ nhân, Hồng trà, Trà Mao Tiêm, trà Long tỉnh, Trà dẹt.

Sở dĩ “chết danh” với cái tên khá kỳ cục: song chuột bởi loài cá này có cái đầu khi nhìn nghiêng rất giống mặt chuột. Tại thị trường Hồng Kông giá cao nhất (thời kỳ chỉ mới có cá tự nhiên 1999-2000) được bán 110-120 USD/kg.

Những năm qua, huyện Thông Nông có những chính sách hỗ trợ nhân dân thực hiện các mô hình chăn nuôi, trồng trọt nhằm tiến tới sản xuất hàng hoá, trong đó, việc triển khai đồng bộ Chương trình 30a của Chính phủ, đặc biệt là hỗ trợ người dân phát triển mô hình nuôi bò sinh sản góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Tính đến thời điểm này, vùng tôm Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh) đã có gần 300ha nuôi tôm sú của trên 100 hộ nuôi bị mắc bệnh và thiệt hại nặng. Như vậy đây là năm thứ 2 liên tiếp vùng nuôi tôm Hải Lạng “dính” dịch bệnh.