Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Hội thảo thông tin kết quả thực hiện chương trình VietGap giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng triển khai chương trình VietGAP 2016.
Đồng thời, chia sẻ giải pháp triển khai và nâng cao hiệu quả chương trình VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra và tôm.
Tại hội thảo, các đơn vị quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã thông tin những khó khăn trong quá trình thực hiện chứng nhận VietGAP, như:
Chưa có quy định cụ thể về đánh giá, chứng nhận cho nhóm cơ sở nuôi; nhiều điều khoản, yêu cầu cần tuân thủ của VietGAP khó thực hiện ở các hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, mức độ duy trì sự tuân thủ VietGAP sau chứng nhận ở các cơ sở nuôi còn kém, chi phí áp dụng VietGAP cao, chưa dán nhãn cho sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm VietGAP, số lượng điều khoản của các tiêu chuẩn quốc tế nhiều hơn so với VietGAP… khiến nhiều hộ nuôi trồng thủy sản gặp khó trong việc áp dụng nuôi và chứng nhận VietGAP.
Qua đó, nhiều đại biểu kiến nghị ngành chức năng sớm có những thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các tiêu chuẩn và đưa tiêu chuẩn VietGAP đạt công nhận quốc tế làm tiền đề cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, tăng cường việc thực thi và giám sát đối với các đơn vị, cơ sở đã đạt chứng nhận VietGAP và có những chế tài đối với cơ sở vi phạm…
Giúp cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, góp phần phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Kỹ sư Nguyễn Đình Quyền - Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty cổ phần Giang Ly, người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật nuôi cá nước lạnh ở trạm cá Klong Klăn cho biết: “Trứng cá tầm được xem là bài thuốc trị bệnh yếu sinh lý một cách vô cùng hiệu quả. Giá trung bình một kg trứng cá tầm là 2.500USD”.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hàng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh trong một thời gian dài, khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thua lỗ nặng, một số hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi “treo chuồng”.

Không phải đến bây giờ, câu chuyện về rau an toàn mới được người tiêu dùng và các ngành chức năng quan tâm. Cách đây cả chục năm, hàng loạt dự án rau an toàn với quy mô lớn nhỏ được xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhưng rồi phần nhiều trong số đó đều gặp những vấn đề nan giải từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Từ ngày 29/3 đến 2/4, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường và Phòng dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung (thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III) lần lượt tổ chức 7 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm hùm tại các địa phương có nghề nuôi tôm hùm ở thị xã.