Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Hội thảo thông tin kết quả thực hiện chương trình VietGap giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng triển khai chương trình VietGAP 2016.
Đồng thời, chia sẻ giải pháp triển khai và nâng cao hiệu quả chương trình VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra và tôm.
Tại hội thảo, các đơn vị quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã thông tin những khó khăn trong quá trình thực hiện chứng nhận VietGAP, như:
Chưa có quy định cụ thể về đánh giá, chứng nhận cho nhóm cơ sở nuôi; nhiều điều khoản, yêu cầu cần tuân thủ của VietGAP khó thực hiện ở các hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, mức độ duy trì sự tuân thủ VietGAP sau chứng nhận ở các cơ sở nuôi còn kém, chi phí áp dụng VietGAP cao, chưa dán nhãn cho sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm VietGAP, số lượng điều khoản của các tiêu chuẩn quốc tế nhiều hơn so với VietGAP… khiến nhiều hộ nuôi trồng thủy sản gặp khó trong việc áp dụng nuôi và chứng nhận VietGAP.
Qua đó, nhiều đại biểu kiến nghị ngành chức năng sớm có những thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các tiêu chuẩn và đưa tiêu chuẩn VietGAP đạt công nhận quốc tế làm tiền đề cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, tăng cường việc thực thi và giám sát đối với các đơn vị, cơ sở đã đạt chứng nhận VietGAP và có những chế tài đối với cơ sở vi phạm…
Giúp cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, góp phần phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, hợp tác thương mại giữa 2 bên vẫn có một số trở ngại: hạt điều Nigieria có chất lượng còn khiêm tốn so với một số nước châu Phi khác như Ghana, Tanzania…; thanh toán giữa người mua và người bán còn khó khăn; chưa có cơ chế hợp tác để giải quyết các tranh chấp thương mại một cách công bằng và hiệu quả.

Theo hợp đồng đã ký kết, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh chịu trách nhiệm đóng 3 tàu cá bằng vỏ thép cho 3 ngư dân, mỗi tàu dài 25 m, rộng 7,2m với công suất máy chính 880 CV nhãn hiệu Doosan của Hàn Quốc, tổng trị giá 14,835 tỉ đồng. Trong vòng 120 ngày, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh sẽ hoàn thành và bàn giao tàu cá cho ngư dân.

Cty cũng đã giải quyết chế độ chính sách, chăm lo đời sống công nhân chu đáo: Nộp BHXH, BHYT, BHTN trên 147 tỷ đồng; giải quyết gần 59 tỷ đồng tiền ăn giữa ca; chi trả chế độ chính sách lao động nữ 1,65 tỷ đồng; nâng bậc lương cho 798 người; phòng hộ lao động 11,37 tỷ đồng; bồi dưỡng độc hại gần 37 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Lâm Đồng là tỉnh đạt khá trong xây dựng NTM. Đáng lưu ý, Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về NNCNC, có thể nói là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về NNCNC hiện nay.

Đối với các vùng nguyên liệu trọng điểm của nhà máy, đơn vị hỗ trợ cho mượn mì giống, mượn vốn để SX; đến khi nông dân thu hoạch, Cty sẽ bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý theo giá thị trường. BDSTAR cũng đã cam kết thực hiện ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.