Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Hội thảo thông tin kết quả thực hiện chương trình VietGap giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng triển khai chương trình VietGAP 2016.
Đồng thời, chia sẻ giải pháp triển khai và nâng cao hiệu quả chương trình VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra và tôm.
Tại hội thảo, các đơn vị quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã thông tin những khó khăn trong quá trình thực hiện chứng nhận VietGAP, như:
Chưa có quy định cụ thể về đánh giá, chứng nhận cho nhóm cơ sở nuôi; nhiều điều khoản, yêu cầu cần tuân thủ của VietGAP khó thực hiện ở các hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, mức độ duy trì sự tuân thủ VietGAP sau chứng nhận ở các cơ sở nuôi còn kém, chi phí áp dụng VietGAP cao, chưa dán nhãn cho sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm VietGAP, số lượng điều khoản của các tiêu chuẩn quốc tế nhiều hơn so với VietGAP… khiến nhiều hộ nuôi trồng thủy sản gặp khó trong việc áp dụng nuôi và chứng nhận VietGAP.
Qua đó, nhiều đại biểu kiến nghị ngành chức năng sớm có những thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các tiêu chuẩn và đưa tiêu chuẩn VietGAP đạt công nhận quốc tế làm tiền đề cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, tăng cường việc thực thi và giám sát đối với các đơn vị, cơ sở đã đạt chứng nhận VietGAP và có những chế tài đối với cơ sở vi phạm…
Giúp cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, góp phần phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.

Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Giá trị XK thủy sản tháng 10 ước đạt 736 triệu USD, đưa giá trị XK 10 tháng đầu năm đạt 6,48 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn duy trì vị trí là thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,25% tổng giá trị XK. 9 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng với mức tăng tương ứng đạt 7,73%, 43,11% và 24,9%.

Để mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ mới nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp cần phải khơi thông nguồn vốn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người nông dân. Đó đang là mục tiêu đặt ra không chỉ của ngành nông nghiệp mà cả nền kinh tế.