Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất

Đầu tháng 5 vừa qua, nhiều hộ dân trồng cà phê thuộc thị trấn Mường Ảng, xã Ẳng Nưa và Ẳng Cang (huyện Mường Ảng) không khỏi xót xa khi nhiều diện tích cà phê vào giai đoạn đơm quả non bị cháy lá, táp ngọn, rụng quả sau khi bón phân NPK Sông Gianh. Gần đây nhất, trung tuần tháng 7, hơn 10ha lúa mùa đang giai đoạn đẻ nhánh của 8/21 đội sản xuất thuộc xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên cũng bị thối rễ, cháy lá chỉ sau vài ngày bón loại phân Đạm – Kali mang mã hiệu 20-0-10.
Sau khi kiểm tra, đánh giá, cả 2 vụ việc trên đều được xác định nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng của nhiều loại cây, đồng thời tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh trên cây phát triển. Một nguyên nhân quan trọng nữa là người dân chưa hiểu về thành phần phân bón, chưa sử dụng đúng quy trình kỹ thuật nên bón phân phản tác dụng. Chính vì thế mà sau khi được cán bộ kỹ thuật các đơn vị cung ứng phân bón hỗ trợ khắc phục, hướng dẫn chăm bón đúng cách thì các diện tích bị ảnh hưởng đã có dấu hiệu khả quan, tình trạng úa vàng, táp ngọn, thối rễ không còn xảy ra.
Đến thời điểm này, hầu hết các diện tích cà phê và lúa ở trên đều đã phục hồi, tiếp tục sinh trưởng, phát triển nhưng việc này vẫn để lại nhiều hậu quả. Đó không chỉ là thiệt hại về kinh tế khi cây trồng có thể bị chậm thời vụ thu hoạch so với các diện tích khác mà còn có thể tạo ra một số luồng dư luận về chất lượng phân bón, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với một số loại phân bón do chính quyền hay cơ quan chuyên môn giới thiệu cho người dân, như phân bón NPK Sông Gianh mà người dân Mường Ảng sử dụng hầu hết là từ sự giới thiệu, hỗ trợ của Chi hội Nông dân cơ sở. Các vấn đề trên nếu không được giải quyết nhanh chóng, rõ ràng sẽ gây hoang mang trong dư luận.
Không chỉ người nông dân, mà sau những vụ việc này, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, các đơn vị cung ứng phân bón cũng cần rút bài học kinh nghiệm gia đình cho mình. Ông Đặng Văn Năm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Ảng, cho biết: “Từ nay, trước khi doanh nghiệp đến giới thiệu, cung cấp phân bón cho người dân, phòng sẽ tổ chức khảo nghiệm sớm xem có phù hợp với cây trồng trên địa bàn không thì mới cho đưa vào sử dụng”. Ông Hà Văn Hậu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Hưng, cũng trao đổi: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực tuyên truyền, khuyến cáo người dân nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua phân bón. Đặc biệt là với các loại phân bón mới, người dân cần yêu cầu đại lý cung cấp phải hướng dẫn cách thức sử dụng cho mình để đảm bảo hiệu quả, năng suất cây trồng”.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.