Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bạch Thông Tích Cực Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Bạch Thông Tích Cực Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa
Ngày đăng: 21/08/2014

Vụ mùa năm nay huyện Bạch Thông gieo cấy được 1.600ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng. Đây là thời kỳ rất mẫn cảm với sâu bệnh hại vì vậy huyện Bạch Thông đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã thị trấn tập trung các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Theo báo cáo của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, tình hình thời tiết nắng mưa đan xen liên tiếp như hiện nay khiến sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trên đồng ruộng đã xuất hiện các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá hại lúa.

Kết quả điều tra sâu bệnh của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện cho thấy ốc bươu vàng phát triển và gây hại trên diện tích lúa mới cấy ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, mật độ cao từ 8 đến 10 con/m2, cục bộ có nơi 50 con/m2 với tổng diện tích bị nhiễm là 33,5ha.

Bệnh đạo ôn gây hại chủ yếu trên giống lúa nếp địa phương, nếp thơm PD2, C70, Xi, một số giống không rõ nguồn gốc với tỷ lệ bị hại trung bình 3 đến 5%, cục bộ có nơi đến 70%, diện tích bị nhiễm là 3,7ha tập trung tại các xã Sỹ Bình, Vũ Muộn, Cao Sơn.

Mặc dù Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện đã có công văn gửi các xã, thị trấn dự báo về tình hình sâu bệnh hại cây trồng và biện pháp phòng trừ, tuy nhiên do trước đó người dân đã triển khai gieo cấy một số giống không nằm trong cơ cấu chỉ đạo của huyện, một số giống không rõ nguồn gốc nên có 1,5ha bị nhiễm nặng.

Tại xã Vũ Muộn có 0,7ha bị nhiễm đạo ôn nặng khiến cho cây lúa bị cháy từ gốc đến ngọn, nhiều diện tích bị cháy hoàn toàn chỉ trong vòng 3 đến 4 ngày sau khi phát hiện, mặc dù người dân có triển khai phun thuốc nhưng không hiệu quả. Ngoài ra, các loại sâu bệnh như sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng đang gây hại nhẹ trên một số diện tích.

Trước tình hình sâu bệnh như vậy, huyện Bạch Thông đã và đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn bà con nông dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Trạm bảo vệ thực vật của huyện đã cử cán bộ trực tiếp xuống các xã, đặc biệt là những địa phương có diện tích lúa bị nhiễm với mật độ nặng để kiểm tra, hưỡng dẫn người dân biện pháp phòng trừ với các loại thuốc phù hợp.

Cán bộ khuyến nông các xã cũng đã tổ chức thăm đồng, trực tiếp phân loại sâu bệnh hại và có hướng dẫn phun thuốc kịp thời.

Theo hướng dẫn của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng ruộng để kịp thời phát hiện diễn biễn của sâu bệnh gây hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Trên những chân ruộng có xuất hiện sâu đục thân gây hại phải tổ chức ngắt bỏ ổ trứng, nhổ dánh héo, bông bạc tiêu hủy, phun thuốc Phatox 95SP. Khi mật đồ rầy nâu, rầy lưng trắng khoảng 20 con/khóm trở lên phải phun các loại tthuốc trừ rầy Bassa, Bascid, Trebon…

Đối với bệnh đạo ôn khi phát hiện cần ngừng bón đạm, phun các loại thuốc như Fuji one 40EC, Kasai 21,2WP. Trên những trà lúa xuất hiện nhiều ốc bươu vàng gây hại bà con nông dân triển khai các biện pháp thủ công để thu gom.

Từ nay đến cuối vụ, dự báo tình hình thời tiết còn diễn biến bất thường nên sâu bệnh hại cây lúa còn phức tạp. Do đó, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Bạch Thông khuyến cáo các xã, thị trấn không được chủ quan trước tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại trên cây lúa, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phun thuốc phòng trừ đúng cách với những loại thuốc bảo đảm chất lượng.


Có thể bạn quan tâm

Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Ở Bình Phước Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Ở Bình Phước

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

31/03/2013
Bao Giờ Nông Dân Mới Hết “Liều” Bao Giờ Nông Dân Mới Hết “Liều”

Ở Bạc Liêu, lúa mất giá nên nhiều nơi nông dân trồng màu dưới ruộng. Bởi, trồng một công màu giá trị mang lại cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.

20/07/2013
Cao Chương Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả Cao Chương Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả

Trong những năm qua, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

30/06/2013
Làm Giàu Từ Mía Làm Giàu Từ Mía

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.

01/04/2013
Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Chẽm

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.

22/07/2013