Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bạch Thông Tích Cực Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Bạch Thông Tích Cực Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa
Ngày đăng: 21/08/2014

Vụ mùa năm nay huyện Bạch Thông gieo cấy được 1.600ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng. Đây là thời kỳ rất mẫn cảm với sâu bệnh hại vì vậy huyện Bạch Thông đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã thị trấn tập trung các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Theo báo cáo của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, tình hình thời tiết nắng mưa đan xen liên tiếp như hiện nay khiến sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trên đồng ruộng đã xuất hiện các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá hại lúa.

Kết quả điều tra sâu bệnh của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện cho thấy ốc bươu vàng phát triển và gây hại trên diện tích lúa mới cấy ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, mật độ cao từ 8 đến 10 con/m2, cục bộ có nơi 50 con/m2 với tổng diện tích bị nhiễm là 33,5ha.

Bệnh đạo ôn gây hại chủ yếu trên giống lúa nếp địa phương, nếp thơm PD2, C70, Xi, một số giống không rõ nguồn gốc với tỷ lệ bị hại trung bình 3 đến 5%, cục bộ có nơi đến 70%, diện tích bị nhiễm là 3,7ha tập trung tại các xã Sỹ Bình, Vũ Muộn, Cao Sơn.

Mặc dù Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện đã có công văn gửi các xã, thị trấn dự báo về tình hình sâu bệnh hại cây trồng và biện pháp phòng trừ, tuy nhiên do trước đó người dân đã triển khai gieo cấy một số giống không nằm trong cơ cấu chỉ đạo của huyện, một số giống không rõ nguồn gốc nên có 1,5ha bị nhiễm nặng.

Tại xã Vũ Muộn có 0,7ha bị nhiễm đạo ôn nặng khiến cho cây lúa bị cháy từ gốc đến ngọn, nhiều diện tích bị cháy hoàn toàn chỉ trong vòng 3 đến 4 ngày sau khi phát hiện, mặc dù người dân có triển khai phun thuốc nhưng không hiệu quả. Ngoài ra, các loại sâu bệnh như sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng đang gây hại nhẹ trên một số diện tích.

Trước tình hình sâu bệnh như vậy, huyện Bạch Thông đã và đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn bà con nông dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Trạm bảo vệ thực vật của huyện đã cử cán bộ trực tiếp xuống các xã, đặc biệt là những địa phương có diện tích lúa bị nhiễm với mật độ nặng để kiểm tra, hưỡng dẫn người dân biện pháp phòng trừ với các loại thuốc phù hợp.

Cán bộ khuyến nông các xã cũng đã tổ chức thăm đồng, trực tiếp phân loại sâu bệnh hại và có hướng dẫn phun thuốc kịp thời.

Theo hướng dẫn của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng ruộng để kịp thời phát hiện diễn biễn của sâu bệnh gây hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Trên những chân ruộng có xuất hiện sâu đục thân gây hại phải tổ chức ngắt bỏ ổ trứng, nhổ dánh héo, bông bạc tiêu hủy, phun thuốc Phatox 95SP. Khi mật đồ rầy nâu, rầy lưng trắng khoảng 20 con/khóm trở lên phải phun các loại tthuốc trừ rầy Bassa, Bascid, Trebon…

Đối với bệnh đạo ôn khi phát hiện cần ngừng bón đạm, phun các loại thuốc như Fuji one 40EC, Kasai 21,2WP. Trên những trà lúa xuất hiện nhiều ốc bươu vàng gây hại bà con nông dân triển khai các biện pháp thủ công để thu gom.

Từ nay đến cuối vụ, dự báo tình hình thời tiết còn diễn biến bất thường nên sâu bệnh hại cây lúa còn phức tạp. Do đó, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Bạch Thông khuyến cáo các xã, thị trấn không được chủ quan trước tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại trên cây lúa, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phun thuốc phòng trừ đúng cách với những loại thuốc bảo đảm chất lượng.


Có thể bạn quan tâm

Thiếu Nguồn Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Chất Lượng Ở Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Chất Lượng Ở Cà Mau

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm thẻ chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng.

28/02/2014
Mô Hình Nuôi Tôm Cá Kết Hợp Ở Sóc Trăng Mô Hình Nuôi Tôm Cá Kết Hợp Ở Sóc Trăng

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá rô phi luân canh với tôm nước lợ cho biết, quy trình này thành công cao nhất khi tận dụng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thì bà con nên nuôi ở mật độ dưới 50 con/1 mét vuông. Với mật độ này sẽ tiết kiệm được gần 20% chi phí đầu vào và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

28/02/2014
Gần 200 Tấn Hải Sản Về Cảng Mỗi Ngày Ở Đà Nẵng Gần 200 Tấn Hải Sản Về Cảng Mỗi Ngày Ở Đà Nẵng

Hải sản về nhiều nên giá cả giảm so những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ từ 10-15%. Cụ thể: cá thu loại 2-4 kg/con có giá từ 110 đến 150.000 đồng/kg, cá hố loại hơn 1kg/con có giá từ 100-120.000 đồng/kg, mực ống loại lớn, có giá dao động trong khoảng từ 250 - 280.000 đồng/kg…

28/02/2014
2 Tháng Đầu Năm, Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tăng 2 Tháng Đầu Năm, Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tăng

2 tháng đầu năm 2014, ngư trường thuận lợi, lượng cá cơm xuất hiện dày, số lượng hải sản khai thác tăng. Tháng 2/2014, toàn tỉnh Bình Thuận khai thác hơn 9.200 tấn hải sản các loại, lũy kế 2 tháng đầu năm khai thác được 17.300 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.

28/02/2014
Sản Phẩm Gia Cầm Khó Tiêu Thụ Sản Phẩm Gia Cầm Khó Tiêu Thụ

Tình hình dịch cúm gia cầm xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã làm cho người tiêu dùng e ngại sử dụng các sản phẩm gia cầm, khiến mặt hàng này bị giảm sức mua và rớt giá. Người nuôi và các tiểu thương mua bán ở các chợ đều lo thua lỗ, hoặc phá sản.

28/02/2014