Bắc Trung Bộ tiếp tục mưa lớn, nguy cơ ngập úng vùng thấp trũng

Đáng lo ngại nhất là tỉnh Thanh Hóa, khi có tới 90.300 ha lúa đang trong giai đoạn thu hoạch có thể bị ngập úng. Mưa lớn dồn dập còn khiến lúa bị táp và đổ ngã. Lúa bị ướt sẽ nhanh nảy mầm, làm giảm năng suất và chất lượng.
Bà con nên khơi thông dòng chảy, mương rãnh để chống ngập úng, tháo nước trong ruộng lúa càng nhanh càng tốt. Khẩn trương thu hoạch với phương châm "Xanh nhà hơn già đồng".
Với những diện tích lúa đã bị đổ ngã, bà con nên lấy lá lúa buộc, dựng từ 5-6 khóm lúa với nhau, không để lúa đổ gục, ngập úng và bị ngâm nước.
Buộc lúa bị ngập úng.
Có thể bạn quan tâm

Hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thời gian qua xã Xuân Phú (Xuân Trường) đã chọn lựa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong trồng trọt, khuyến khích phát triển chăn nuôi.

Nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải) đang vào thu hoạch lúa vụ hè-thu, với năng suất bình quân ước đạt 6,5 tạ/sào, cá biệt một số hộ có năng suất đạt 7 đến 7,5 tạ/sào. Với giá lúa tươi hiện nay 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi khoảng 2 triệu đồng/sào.

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Văn Vẹn ở xã Vĩnh Hội Đông An Phú (An Giang) cho biết, đầu mùa lũ, đáy dính cá linh non ít, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 5 - 10 kg.

Trái với sự sôi động, náo nhiệt tại khu vực phía Nam, ngành thủy sản miền Bắc hơn một thập kỷ qua vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Ngoài đặc thù địa lí, khí hậu, tập quán thì nguyên nhân chính khiến thủy sản miền Bắc èo uột như hiện tại là do hệ thống nghiên cứu và SX giống quá yếu, lem nhem.