Bắc Trung Bộ tiếp tục mưa lớn, nguy cơ ngập úng vùng thấp trũng

Đáng lo ngại nhất là tỉnh Thanh Hóa, khi có tới 90.300 ha lúa đang trong giai đoạn thu hoạch có thể bị ngập úng. Mưa lớn dồn dập còn khiến lúa bị táp và đổ ngã. Lúa bị ướt sẽ nhanh nảy mầm, làm giảm năng suất và chất lượng.
Bà con nên khơi thông dòng chảy, mương rãnh để chống ngập úng, tháo nước trong ruộng lúa càng nhanh càng tốt. Khẩn trương thu hoạch với phương châm "Xanh nhà hơn già đồng".
Với những diện tích lúa đã bị đổ ngã, bà con nên lấy lá lúa buộc, dựng từ 5-6 khóm lúa với nhau, không để lúa đổ gục, ngập úng và bị ngâm nước.
Buộc lúa bị ngập úng.
Có thể bạn quan tâm

Sau những thành công bước đầu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đưa vào nuôi thử nghiệm Ngao hoa và Vẹm xanh – hai loài nhuyễn thể tự nhiên có giá trị kinh tế cao, khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt hơn.

Sau nhiều năm nuôi gà và lợn không thành công, ông Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 1, xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam) chuyển sang nuôi bồ câu lồng.

Cũng như nhiều hộ dân khác ở ấp 2, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành trước đây chỉ chuyên canh cây lúa. Đến năm 2011, Chi bộ ấp 2 vận động triển khai thực hiện mô hình trồng sen, đồng thời được chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành đã tham gia thực hiện mô hình xen canh lúa sen với diện tích 7.000 m2.

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là huyện chuyên sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có 1.038 ha nuôi tôm thâm canh và 2.046 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, trong đó, xã Phú Tân là xã chuyên ngư có 410 ha nuôi tôm thâm canh, 2006 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; xã Phú Đông có 280 ha nuôi thủy sản.

Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái. Trong đó, xoài cát Hòa Lộc luôn được người dân ưu tiên lựa chọn.